Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội với Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái. Ông này sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam.
Tối 1/5, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát thông cáo về Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hôm 26/4.
Tại Nghị quyết 1046 ban hành ngày 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.
Đồng thời, Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV, kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can.
Ông Dương Văn Thái sinh năm 1970, quê Bắc Giang, là tiến sĩ kinh tế.
Ông Thái làm cán bộ văn hóa thông tin – thể dục thể thao thị xã Bắc Giang, sau đó là cán bộ thuế thuộc Chi cục Thuế thị xã Bắc Giang, giữ chức Phó chủ tịch UBND TP.Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) vào năm 2014, rồi Chủ tịch TP. Bắc Giang từ năm 2019.
Tháng 10/2020, ông Thái trở thành Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Ông Thái trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026; từ tháng 7/2021, là đại biểu Quốc hội khóa XV, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.
Diễn biến trên diễn ra trong chưa đầy 20 ngày kể từ khi Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An cùng 2 lãnh đạo của Thuận An và 3 cán bộ tỉnh Bắc Giang về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, vào ngày 15/4.
Tại Bắc Giang, các ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang; Đàm Văn Cường, Phó giám đốc và ông Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang, cùng bị bắt về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tới ngày 22/4, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, khi tuyên bố mở rộng điều tra vụ án tại Tập đoàn Thuận An.
Hiện Bộ Công an đang yêu cầu nhiều địa phương như Đắk Lắk, Phú Yên… cung cấp hồ sơ liên quan đến các gói thầu của Thuận An.
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hộiĐiều 37 Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định về quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính nhà nước như sau: “1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. 2. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.” |
Nguyễn Quân
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…