Việt Nam

Thu hồi kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body vì chỉ số SPF không đạt chuẩn

Lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body bị thu hồi trên cả nước vì chỉ số SPF không đúng như công bố, chỉ đạt 2,46 thay vì 50 như ghi trên nhãn.

Lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body bị thu hồi trên cả nước vì chỉ số SPF không đúng như công bố, chỉ đạt 2,46 thay vì 50 như ghi trên nhãn. (Ảnh: shopee.vn)

Ngày 16/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi trên cả nước lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body, hộp 1 tuýp 100 g.

Sản phẩm có số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 779/24/CBMP-ĐN, số lô 0010125, ngày sản xuất 06/01/25, hạn dùng 05/01/27.

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group (tầng lửng cao ốc Đại Thanh Bình, số 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TP.HCM) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Công ty TNHH EBC Group (đường số 6, KCN Giang Điền, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) là đơn vị sản xuất.

Lý do thu hồi là chỉ số chống nắng SPF trên nhãn sản phẩm ghi 50, nhưng kết quả kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM chỉ đạt 2,46. SPF là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB.

Theo phiếu công bố sản phẩm do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp, Hanayuki Sunscreen Body có công dụng bảo vệ da chống nắng, dưỡng da và làm trắng da toàn thân, nhưng không ghi rõ chỉ số SPF 50 như trên nhãn sản phẩm lưu hành.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế tỉnh, thành phố thông báo đến các cơ sở kinh doanh và sử dụng mỹ phẩm ngừng kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm này và trả lại cho cơ sở cung ứng.

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group và Công ty TNHH EBC Group phải gửi thông báo thu hồi đến các nhà phân phối, tiếp nhận sản phẩm trả lại và thực hiện thu hồi toàn bộ lô sản phẩm không đạt yêu cầu. Nếu không thể tách nhãn vi phạm ra khỏi sản phẩm, lô hàng sẽ bị tiêu hủy. Các công ty phải báo cáo kết quả thu hồi trước ngày 15/6/2025.

Sở Y tế TP.HCM và Sở Y tế tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ giám sát quá trình thu hồi và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý mỹ phẩm.

Trước đó, vào đầu tháng 5/2025, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu thu hồi lô dầu gội Hanayuki Shampoo (chai 300 g, số lô 0010125, ngày sản xuất 05/01/25, hạn dùng 04/01/27) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về giới hạn vi sinh vật và chứa thành phần 2-Phenoxyethanol không có trong công thức công bố.

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group, do ông Nguyễn Quốc Vũ (chồng ca sĩ Đoàn Di Băng) làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc, là đơn vị đứng sau thương hiệu mỹ phẩm Hanayuki.

Bộ Y tế cũng đang tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội như TikTok, Zalo, Facebook, YouTube.

Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cho biết tình trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng vẫn diễn ra do chế tài xử lý chưa đủ. Bộ Y tế sẽ tiếp tục giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo sản phẩm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ trước khi đưa ra thị trường.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Vụ công ty C.P Việt Nam: Cán bộ thú y đóng dấu kiểm dịch sai bị kỷ luật cảnh cáo

Một viên chức thú y tại Hậu Giang bị kỷ luật cảnh cáo và chuyển…

7 phút ago

Trưởng văn phòng đại diện của một tạp chí ở Hà Tĩnh bị bắt

Bị can Nguyễn Đình Hiếu cùng đồng phạm lừa đảo 1,2 tỷ đồng liên quan…

24 phút ago

Hòa bình Việt Nam, phương pháp Metternich và Chiến lược thương mại của Tổng thống Trump

Chiến tranh thương mại ư? Không, thuế quan của Tổng thống Trump vừa kết thúc…

2 giờ ago

Hòa thượng nổi tiếng Nhật Bản cảnh báo về các trận động đất sẽ xảy ra

Hòa thượng Miki Daiun cho rằng nếu trong vòng 10 năm xảy ra 3 tai…

3 giờ ago

Gần 900 trận động đất trong 12 ngày ngoài khơi Kagoshima, Nhật Bản

Từ ngày 21/6 - 2/7, đã có hơn 900 trận động đất xảy ra trong…

3 giờ ago

Nhật Bản siết chặt quy định về sạc dự phòng trên máy bay để tăng cường an toàn

Nhật Bản đã sửa đổi các quy định về hàng không, cấm đặt sạc dự…

4 giờ ago