Categories: Thời sựViệt Nam

Thu hồi tài sản tham nhũng năm 2021 chỉ được 6%: Trở ngại vì dịch bệnh?

Tính trong kỳ báo cáo từ 1/10/2020 đến 31/7/2021, số tiền thu hồi tài sản tham nhũng chỉ được 2.008 tỷ đồng trên tổng số hơn 33.234 tỷ đồng, theo Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Chính phủ gửi Quốc hội.

Tòa nhà Bitexco Financial nhìn qua mắt lưới của một tòa chung cư cũ, TP.HCM, tháng 4/2021. (Ảnh minh họa: CravenA/Shutterstock)

Truyền thông trong nước cho hay theo báo cáo của Chính phủ, năm 2021, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn thấp so với tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại.

Tính trong kỳ báo cáo từ 1/10/2020 đến 31/7/2021, có 3.047 việc có điều kiện thi hành án liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng với tổng số tiền, giá trị tài sản trên 33.234,8 tỷ đồng; đã thi hành xong 1.745 việc, số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi được là 2.008,1 tỷ đồng. Tỷ lệ thu hồi được chỉ 6%.

Cùng thời điểm trong năm 2020, tổng số tiền phải thi hành đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng theo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là trên 75.000 tỷ đồng, số có điều kiện thi hành gần 49.000 tỷ đồng, đã thi hành xong trên 11.000 tỷ đồng. Tỷ lệ thu hồi được là 23,25%.

Dịch COVID-19 bùng phát tại những TP có số tiền tham nhũng lớn

Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Tư pháp thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2021, ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp – ông Mai Lương Khôi thừa nhận kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng “còn thấp”.

Đưa ra giải thích, ông Khôi cho biết do còn một bộ phận cán bộ, công chức thi hành án chưa làm hết trách nhiệm; có sai sót, vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả thi hành án.

Trong kỳ báo cáo, có 356 quyết định trong số gần 508.500 quyết định thi hành án thiếu chính xác phải thu hồi, hủy bỏ (chiếm 0,07%), Báo cáo của Chính phủ cho hay.

Còn phía nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp chỉ ra: “Có 31 trường hợp cán bộ, công chức thi hành án vi phạm bị xử lý kỷ luật, giảm 16 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 8 trường hợp vi phạm về nghiệp vụ thi hành án”, theo báo Pháp luật TP.HCM.

Mặc dù vậy, ông Khôi cho rằng dịch COVID-19 bùng phát mới là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thi hành án năm 2021, vì việc thi hành án dân sự có nhiều hoạt động phải đến thực địa và làm việc với nhiều tổ chức, cá nhân, như xác minh điều kiện thi hành án, làm việc trực tiếp với đương sự để động viên, thuyết phục, xác minh tài sản, tiến hành kê biên, định giá và xử lý tài sản…

“Với đợt dịch vừa rồi, khoảng từ tháng 5 đến tháng 6, riêng các tỉnh phía Nam cùng Hà Nội và Đà Nẵng, số tiền phải thi hành án chiếm 80% cả nước, nên ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt, TP.HCM từ ngày 31/5 thực hiện giãn cách xã hội đến nay và dự kiến kéo dài đến ngày 15/9 thì hầu như không tác nghiệp được, không thu được khoản thi hành án nào, trong khi số có điều kiện thi hành là 153.000 tỷ đồng, thì TP.HCM chiếm 53.000 tỷ đồng”, ông Khôi nói.

Ông Khôi cho biết giá trị thi hành trong năm 2021 sẽ tăng nếu sau ngày 15/9 có mở ra, “tuy nhiên, kết quả phải cố gắng tập trung xử lý trong năm 2022”.

Dịch COVID-19 “cộng hưởng” các vướng mắc về hệ thống?

Theo ông Khôi, số tiền phải thi hành án trong loại án kinh tế, tham nhũng chiếm 24,5%, tập trung chủ yếu tại TP.HCM và Đà Nẵng, với những đại án như Phan Văn Anh Vũ, Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn…

Trong đó, vụ Phan Văn Anh Vũ có 3 tài sản là nhà, đất tại TP.HCM với giá trị ước đạt trên 6.000 tỷ đồng; các khu đất tại Đà Nẵng có giá trị ước đạt trên 1.100 tỷ đồng. Vụ Phạm Công Danh giai đoạn 1 và 2 với tài sản tại Đà Nẵng có giá trị ước đạt 7.500 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói đặc thù án kinh tế, tham nhũng là có những bản án tòa đã kê biên, phong tỏa, nhưng hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các bộ, ban, ngành để xử lý hàng loạt vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý tài sản. Ví dụ, xử lý phát mãi quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết hạn sử dụng theo Luật Đất đai; xử lý các dự án đã được kê biên nhưng vẫn chưa đền bù, giải tỏa hết, chưa hoàn tất, còn rất nhiều thủ tục của dự án phải hoàn thành thì mới phát mãi được; phát mãi các cổ phiếu đảm bảo các khoản vay đặc biệt, phát mãi các cổ phiếu ở các ngân hàng đang trong giai đoạn phương án tái cơ cấu chưa được phê duyệt…

“Nếu tháo gỡ được những vướng mắc này, thì kết quả thi hành án thu hồi tài sản tham nhũng sẽ tăng lên”, ông Khôi nhìn nhận.

Ông Khôi nêu ví dụ liên quan đến sân Chi Lăng trong vụ án Phạm Công Danh để bảo đảm khoản thi hành án 4.000 tỷ đồng. Sau rất nhiều năm, Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát làm việc với UBND TP Đà Nẵng, vừa rồi, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo giao mặt bằng sạch sân Chi Lăng để tổ chức thi hành án theo bản án đã tuyên vào tháng 7/2021.

“Nhưng tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng như vậy, nên tới giờ này vẫn chưa triển khai giao mặt bằng sân Chi Lăng được để tổ chức thi hành án”, ông Khôi nói.

Nguyễn Quân (T/h)

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

25 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

32 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

49 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago