Categories: Thời sựViệt Nam

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu xem xét công bố hết dịch COVID-19

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ để chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Giới chức y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng tại phường 10 (quận Tân Bình, TP.HCM), ngày 1/7/2021. (Ảnh: Độc Lập/medinet.hochiminhcity.gov.vn)

Ngày 19/5, truyền thông trong nước đưa tin văn phòng Chính phủ Việt Nam vừa có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về việc phòng dịch COVID-19.

Công văn nêu xét báo cáo số 626 ngày 13/5/2023 của Bộ Y tế về phòng dịch COVID-19 trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Từ đầu năm 2022, ông Chính nhiều lần yêu cầu các đơn vị tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa cụ thể hóa được các việc này. COVID-19 tại Việt Nam chưa được coi là bệnh truyền nhiễm thông thường.

Giữa năm 2022, Việt Nam cho biết đã tiêm hai mũi vắc-xin cho nhóm dân số từ 12 tuổi, nhưng Bộ Y tế đề xuất chưa công bố hết COVID-19 vì lo ngại có biến thể mới nguy hiểm hơn.

Bộ Y tế Việt Nam cho rằng việc duy trì công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ huy động sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị vào chống dịch; bố trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động, không để bị động khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm. Việc công bố hết COVID-19 tại Việt Nam “có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch toàn cầu” và dịch bệnh trong nước kiểm soát tốt.

Bộ Y tế nêu 3 tiêu chí kiểm soát COVID-19, trước hết là tỷ lệ ca nhiễm trong 28 ngày dưới 90 ca/100.000 dân; tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy dưới 4 ca. Thứ hai, địa phương phải đạt độ bao phủ vắc-xin cho 80% dân số, với các mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế; riêng tỷ lệ tiêm chủng cho người nguy cơ cao hơn 90%. Thứ ba, các địa phương phải đảm bảo khả năng thu dung, điều trị.

Tối ngày 5/5, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Sau đó, ông Phan Trọng Lân – Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19 trong tình hình mới. Kế hoạch này gồm các nội dung “vừa củng cố vừa tăng cường, lồng ghép giám sát có trọng điểm bên cạnh giám sát thường xuyên”.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 11,598 triệu ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.212 ca nhiễm).

Khánh Vy

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Tiền lệ đầu tiên tòa chấp nhận hôn nhân đồng tính, truyền thông Ukraine

Truyền thông Ukraine hôm Thứ Năm chỉ ra rằng một phán quyết của tòa án…

15 phút ago

Làm thế nào để kích thích sự sáng tạo?

Sự sáng tạo đóng vai trò thiết yếu trong công việc và cuộc sống, đặc…

17 phút ago

Gia Lai: Anh nông dân lái drone cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng nước lũ

Nông dân trẻ buộc dây vào máy bay không người lái (drone) của gia đình,…

23 phút ago

Cơ trưởng China Southern Airlines đâm trọng thương 2 lãnh đạo rồi nhảy lầu tự sát

Hãng hàng không Phương Nam (China Southern Airlines) xảy ra một vụ việc một cơ…

1 giờ ago

Blog: Nhiều dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình sắp từ chức?

Cùng với việc các thân tín của ông Tập Cận Bình trong quân đội bị…

2 giờ ago

Hành trình chiến thắng ung thư bằng trái tim của một giáo sư

Với một khối u gan kích thước 19cm, di căn phổi và nhiều đợt điều…

2 giờ ago