Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết kiệm bằng “Sổ tiết kiệm” với lãi suất 9,6%/năm.
Tối 20/11, thông qua kênh truyền hình, Công an tỉnh Nghệ An phát thông báo tìm nạn nhân trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động tiền gửi của chủ doanh nghiệp vàng ở huyện Yên Thành.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Nghệ An cho hay đang giải quyết nguồn tin về tội phạm của ông Võ Duy Long và công dân trú tại huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) tố giác vợ chồng ông Nguyễn Vĩnh Tám (SN 1970) và bà Đậu Thị Nhâm (SN 1972, cùng trú tại xóm 2, xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Vợ chồng ông Tám là chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tám Nhâm, đã huy động tiền gửi tiết kiệm bằng “Sổ tiết kiệm” với lãi suất 9,6 %/năm. Tuy nhiên khi đến thời hạn trả lại tiền gốc và tiền lãi, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng vợ chồng ông Tám cố tình không trả. Vụ việc xảy ra vào năm 2015 – 2016.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An thông báo ai là người đã gửi tiền thông qua hình thức ghi “Sổ tiết kiệm” tại Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tám Nhâm ở xóm 2 (xóm Ngã Tư cũ), xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An từ năm 2015 đến nay mà vợ chồng ông Nguyễn Vĩnh Tám và bà Đậu Thị Nhâm (là chủ doanh nghiệp) chưa trả lại đủ số tiền gốc gửi tiết kiệm, chưa đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An để gửi đơn tố giác về tội phạm, đến làm việc ghi lời khai.
Thông tin liên hệ: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An (xóm 13A, xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), liên hệ Điều tra viên Nguyễn Hồng Thành – Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An (số điện thoại: 0973.717.598).
Trong đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng, nhiều người dân ở huyện Yên Thành cho hay từ năm 2017 trở về trước, do tin tưởng cửa hàng kinh doanh vàng bạc Tám Nhâm nên khi họ huy động vốn với lãi suất cao, nhiều người đã gửi tiền để hưởng lãi.
Những người gửi tiền được đưa cho một “sổ tiết kiệm”, bên trong là ghi “Quỹ tiết kiệm”, thông tin người gửi, tiền giao dịch, lãi suất, kỳ hạn… đóng dấu đỏ của doanh nghiệp, hình thức tương tự sổ tiết kiệm của ngân hàng.
Vài tháng đầu tiên, người gửi tiền nhận lãi suất đầy đủ. Kể từ cuối năm 2016, người gửi không còn được trả lãi. Phía tiệm vàng cho hay “gặp sự cố, bị mất khả năng thanh khoản”. Nhiều người muốn rút tiền gốc nhưng bất thành.
Cuối năm 2023, đầu năm 2024, nhiều người tập trung trước cửa tiệm vàng, treo băng rôn để đòi tiền. Phía chủ tiệm vàng Tám Nhâm cũng căng băng rôn trước cửa hàng với nội dung: “Số tiền dân còn nợ Tám Nhâm là 39 tỷ. Số tiền dân gửi chỉ còn lại 8 tỷ 7 trăm ngàn. Theo đơn đã gửi các cơ quan có thẩm quyền”.
Nói với các báo Vnexpress, Tuổi Trẻ, ông Tám, chủ tiệm vàng Tám Nhâm, cho biết tháng 10/2016 đã mất khả năng thanh khoản, do nhiều cá nhân và công ty vay tiền đầu tư bị vỡ nợ hàng chục tỷ đồng. Ông Tám cho hay 8 năm qua vợ chồng ông đã bán tài sản, đất đai lấy tiền hoàn trả gần 23 tỷ đồng cho 196 người gửi tiết kiệm vào tiệm vàng (được khoảng 80% số người gửi), nói rằng mình cũng là bị hại trong vụ việc.
Tuy nhiên, nhiều người gửi tiền không đồng tình “chia sẻ rủi ro”, cho rằng đây là tiền họ gửi cho tiệm vàng Tám Nhâm để lấy lãi chứ không phải đầu tư cổ phần vào doanh nghiệp. Qua thông tin từ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Thành, những người đòi tiền biết hai vợ chồng ông Tám vẫn còn đứng tên nhiều lô đất nên yêu cầu vợ chông ông Tám phải bán để trả nợ.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An, đối chiếu giấy phép hoạt động của doanh nghiệp Tám Nhâm vào năm 2005 cho thấy doanh nghiệp này không được cấp phép trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, việc doanh nghiệp này phát hành sổ tiết kiệm, huy động tiền gửi trong dân là không đúng quy định.
Khoản 2, điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
Tương tự , tiệm vàng Phúc Nhân (xóm 10, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cũng huy động tiền gửi, “cầm bằng” bằng “sổ tiết kiệm” đóng dấu doanh nghiệp, lãi suất cao hơn ngân hàng từ 0,5 đến 1%. Cuối năm 2016, ông Trần Bá Phúc và bà Tạ Thị Nhiên – chủ tiệm vàng Phúc Nhiên tuyên bố phá sản. Tháng 4/2018, gần 100 người dân ở hai huyện Yên Thành và Nghi Lộc gửi đơn tố cáo ông Trần Bá Phúc và bà Tạ Thị Nhiên chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng, trong đó có 9.100 bảng Anh, hơn 142.000 euro, hơn 262.000 USD và hơn 14 tỷ đồng. Tháng 8/2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành có thông báo “không khởi tố vụ án hình sự” khi trả lời đơn tố giác của người dân với lý do vụ việc “không cấu thành tội phạm”. Được biết, tiệm vàng Phúc Nhiêm huy động vốn của 164 công dân thông qua việc phát hành “sổ tiết kiệm”. |
Sơn Nguyên
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…