Nhà hát thành phố ở số 7 Công trường Lam Sơn, quận 1, TP.HCM xây năm 1897, hiện nhiều hạng mục xuống cấp sẽ được sửa chữa, phục dựng với kinh phí 337 tỷ đồng.
Công trình nhà hát có diện tích xây dựng hơn 2.000 m2, do kiến trúc sư người Pháp – Félix Olivier thiết kế, lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Garnier ở Paris. Nhà hát có một trệt, hai lầu, hai bên đều có mảng xanh tạo cảnh quan hài hòa.
Hai bên công trình là hệ thống các ô cửa vòm mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp. Ở chính diện lối vào nhà hát là hai bức tượng nữ thần bán thân đỡ cột cao khoảng 4,5 m đứng trên bệ, theo phong cách Erechtheyon Hy Lạp, được phục chế vào năm 1998.
Phía trên là vòm cung với đỉnh là họa tiết hai thiên thần, ở giữa là cây đàn Lyre – đặc trưng của thần thoại Hy Lạp. Xung quanh là phù điêu hình đầu thần Pan, vị thần âm nhạc đồng quê. Quanh mặt tiền, các cột và bên hông nhà hát là những bức phù điêu đắp nổi như hình ảnh cây đàn, dây hoa, thiên thần, vị thần…
Khán phòng với sức chứa 468 chỗ ngồi, trong đó tầng trệt có 338 ghế, hai tầng lầu có 130 ghế phục vụ khán giả thưởng thức các chương trình nghệ thuật đa thể loại.
Sau 123 năm, góc tường Nhà hát có chỗ bị nứt gẫy thấm nước và bong tróc sơn thành nhiều mảng. Một số hạng mục khác như hệ thống máy lạnh, cấp điện và thoát nước, phòng cháy chữa cháy, âm thanh… cũng đã xuống cấp.
Trước thực trạng trên, HĐND TP.HCM vừa thông qua chủ trương tu bổ công trình. Trong lần tu bổ này, TP sẽ phục dựng tổng mặt bằng, khối nhà chính. Đồng thời đầu tư trang thiết bị, hệ thống điện, điều hòa, âm thanh ánh sáng, hệ thống PCCC, báo cháy…. để “đáp ứng đủ điều kiện tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn, chương trình nhạc giao hưởng và vũ kịch quốc tế tại TP.HCM trong khi chờ Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch tại Thủ Thiêm hoàn thành”.
Dự án tu sửa sẽ thực hiện trong hơn 3 năm. Quý 4 năm nay, công trình được lập báo cáo nghiên cứu khả thi, năm 2024 trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán; năm 2025 sẽ thi công lắp đặt, đến năm 2026 lắp đặt thiết bị, công tác sưu tầm, trưng bày. Việc thi công thực hiện theo hình thức cuốn chiếu đảm bảo các phòng chức năng hoạt động thường xuyên.
Bên cạnh Nhà hát Thành phố, HĐND TP.HCM cũng thông qua chủ trương sửa chữa Nhà hát Hòa Bình, quận 10 với 275 tỷ đồng bằng ngân sách TP. Nhà hát Hòa Bình được xây dựng năm 1985. Đến nay, nhà hát đã trải qua gần 40 năm hoạt động nên nhiều hạ tầng đã xuống cấp, trang thiết bị hư hỏng nặng nề, một số phòng chức năng không đáp ứng nhu cầu hoạt động cần phải được sửa chữa. Dự án dự kiến được sửa chữa trong vòng 2 năm.
Tại kỳ họp thứ 11 vừa qua, HĐND TP.HCM đã thông qua hàng chục công trình, dự án xây mới, sửa chữa các thiết chế văn hóa. Đáng chú ý, HĐND TP đã điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Nhà văn hóa Thanh niên TP, tăng quy mô 21 tầng, 4 tầng hầm. Tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 799 tỷ lên 2.240 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ nay đến năm 2028.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.