Categories: Thời sựViệt Nam

TP.HCM: Gần 50% rau củ, hơn 40% hải sản ở các chợ đầu mối ‘chứa hóa chất, kim loại nặng’

Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất; hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu “vượt giới hạn cho phép”.

Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất; hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu “vượt giới hạn cho phép”. (Ảnh: baochinhphu.vn)

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã lấy 2.140 mẫu các sản phẩm tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” gửi kiểm tra.

Qua kiểm tra, đơn vị này ghi nhận có 7 mẫu sản phẩm phát hiện tồn dư trong mức giới hạn; 14/2.140 mẫu tồn dư hóa chất có tên trong danh mục cấm sử dụng.

Đặc biệt, gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối xét nghiệm có dư lượng hóa chất. Hơn 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng, trong đó có nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép, đặc biệt có sản phẩm phát hiện dư lượng của 7 hoạt chất độc hại.

Trong đó, đối với mặt hàng rau củ quả, cơ quan chức năng phát hiện hoạt chất carbendazim (trị nấm) trên cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, rau dền, húng cây…

Dư lượng thuốc trừ sâu được phát hiện gồm các hoạt chất permethrine trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống, hoạt chất cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt và hoạt chất imidacloprid trên cải ngọt, cà chua.

Qua kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm tươi sống tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở TP.HCM, có 271/570 mẫu rau quả và trái cây phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm tỷ lệ 47,54%.

Trong đó, 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép, 58 mẫu (tỷ lệ 10,2%) không nằm trong danh mục cho phép, 20 mẫu (tỷ lệ 3,5%) vượt mức giới hạn cho phép.

Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện chủ yếu gồm thuốc trừ bệnh (Hoạt chất Carbendazim (58 mẫu), Difenoconazole (37 mẫu), Tebuconazole (25 mẫu), Propiconazole (16 mẫu) và thuốc trừ sâu (Hoạt chất Permethrine (78 mẫu), Cypermethrine (65 mẫu), Chlorpyrifos (63 mẫu), Imidacloprid (37 mẫu)…

Nhận định về kết quả kiểm tra của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nói trên báo Tuổi Trẻ, những hoạt chất được phát hiện như carbendazim (trị nấm), hoạt chất permethrine (thuốc trừ sâu), hoạt chất cypermethrine, hoạt chất imidacloprid, hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dân khi sử dụng.

Theo ông Thịnh, hoạt chất ciprofloxacin có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau dạ dày, xét nghiệm chức năng gan bất thường, triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Với kháng sinh như ciprofloxacin, enrofloxacin… các chất này chủ yếu giúp phòng trị bệnh vật nuôi, tăng năng suất. Từ lâu nhiều quốc gia đã cấm tuyệt đối trong chăn nuôi, vì ăn thực phẩm có kháng sinh khiến cơ thể lờn thuốc, phát sinh chủng vi khuẩn mới, gây bệnh mới.

Riêng với nhóm kim loại nặng trong hải sản thường do môi trường nước, đất và phổ biến nhất là chì, thủy ngân, adimi. Đây là những chất độc, nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa, thay thế chất khoáng cơ thể cần, suy giảm chức năng gan, thận.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP cho biết, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý an toàn thực phẩm. Tình hình sản xuất chế biến kinh doanh trái luật ngày càng tinh vi và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Sản xuất nông nghiệp tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cần thực phẩm người dân, phần còn lại chủ yếu từ các tỉnh hoặc nhập khẩu. Vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế, cần có sự phối hợp kiểm soát chất lượng thực phẩm từ tỉnh trước khi đưa về thành phố tiêu thụ…

“Ai cũng biết việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng các chất phụ gia, hóa chất, phẩm màu ngoài danh mục trong chế biến, dùng vật liệu gây hại đóng gói, bao bì thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, nhưng nhiều nơi lại kiểm tra, xử lý không thường xuyên, làm chiếu lệ, thậm chí còn bưng bít thông tin, sợ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, mua bán, xuất khẩu.

Phải chăng đang có khoảng trống trách nhiệm hay vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc xử lý?”, báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Tổng thống Putin nói Nga quyết tâm tạo ra ‘vùng đệm an ninh’ dọc biên giới với Ukraine

Quân đội Nga đã được giao nhiệm vụ tạo ra một "vùng đệm an ninh"…

11 phút ago

Màn trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM xác lập kỷ lục thế giới dù gặp sự cố

Màn trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM tối 28/4/2025 được Tổ chức Kỷ lục Guinness…

1 giờ ago

Tàu Trung Quốc neo lại gần cáp ngầm Thái Bình Dương

Báo cáo nhận định hoạt động của tàu Trung Quốc này có thể liên quan…

1 giờ ago

TQ: Nhà máy bị đốt nghi do nợ lương; Làn sóng đòi lương tập thể lan rộng

Gần đây, một nhà máy dệt ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy…

1 giờ ago

Việt Nam: 3 cơ quan báo chí lớn bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu

Số liệu từ VNPT cho thấy trong năm 2024, số lỗ hổng bảo mật mới…

2 giờ ago

Hoa hậu Thùy Tiên bị tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tước danh hiệu…

2 giờ ago