Categories: Thời sựViệt Nam

TP.HCM: Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục trong 10 năm qua

Dự kiến, lượng điện tiêu thụ trong tháng 4 sẽ đạt 2,5 tỷ kWh, cao nhất trong 10 năm qua.

Lượng điện tiêu thụ tại TP.HCM. (Ảnh: nldc)

Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) cho biết lượng điện năng tiêu thụ từ đầu năm đến nay liên tục tăng.

Cụ thể, tháng 3/2019, sản lượng tiêu thụ đạt 2,38 tỷ kWh (tăng hơn 44% so với tháng 2 – 1,65 tỷ kwh).

Dự kiến, lượng điện tiêu thụ trong tháng 4 cũng sẽ rất cao, đạt 2,5 tỷ kWh – mức cao nhất trong 10 năm qua.

Trong tháng 4, lượng điện năng tiêu thụ ngày cao nhất đã đạt mức 90,038 triệu kWh, đạt đỉnh của 10 năm và cao gấp 2,5 lần so với ngày 6/2 (ngày thấp nhất tính từ đầu năm khi đạt 35,5 triệu kwh).

Trước đó, nhiều người dân tại TP.HCM lo lắng về việc hóa đơn tiền điện tháng 3 và tháng 4 tăng cao hơn so với các tháng trước. Ngành điện lực TP.HCM đã phản hồi về lý do hóa đơn tiền điện tăng cao.

Theo đại diện EVN HCMC, hóa đơn tiền điện trong tháng 3 và tháng 4 sẽ cao hơn hóa đơn tiền điện trong tháng 2 là vì tháng 2 chỉ có 28 ngày. Trong khi đó, tháng 3 lại có đến 31 ngày, tức là số ngày sử dụng điện trong kỳ hóa đơn tháng 3 sẽ tăng lên 3 ngày.

Hơn nữa, giá điện được tăng lên khoảng 8,36% kể từ ngày 20/3 theo Quyết định 648 của Bộ Công Thương cũng khiến hóa đơn điện tăng.

Ngoài ra, nắng nóng kéo dài tại TP.HCM trong tháng 3 và tháng 4 cũng là lý do khiến cho sản lượng điện tiêu thụ tăng cao, bởi các thiết bị sinh hoạt trong gia đình sẽ phải tăng công suất làm việc hơn.

Cụ thể, nếu gia đình thường xuyên chọn nhiệt độ máy lạnh ở khoảng 25 độ C và nhiệt độ bên ngoài là 32 độ C thì chiếc máy lạnh sẽ làm mát nhanh hơn bởi nhiệt độ chênh lệch là không lớn.

Tuy nhiên, nếu cũng mở máy lạnh ở nhiệt độ 25 độ C và nhiệt độ bên ngoài lên tới 36 – 37 độ C thì chiếc máy lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn, thời gian để làm mát tới nhiệt độ mong muốn cũng lâu hơn do nhiệt độ chênh lệch lớn. Và để duy trì nhiệt độ này cũng tốn nhiều năng lượng hơn.

Mặt khác, nếu sản lượng điện tiêu thụ của người dân tăng cao sẽ khiến cho mức thang tính giá điện sẽ khác nhau.

Cụ thể, một gia đình sử dụng 200 kWh điện trong một tháng thì mức thang tính giá điện sẽ rơi vào bậc 3, tức 2.014 đồng/kWh. Như vậy, số tiền phải trả khoảng 402.000 đồng.

Nhưng trong đợt nắng nóng kéo dài, nếu hộ gia đình tiêu thụ 300 kWh thì mức thang tính giá điện sẽ rơi vào bậc 4, tức 2.536 đồng/kWh.

Như vậy, gia đình này sẽ phải trả số tiền lên tới 768.000 đồng, tức tiền điện tăng đến 91% dù sản lượng điện sử dụng chỉ tăng 50%.

EVN HCMC cũng khuyến cáo khách hàng cần nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Ngoài ra, khách hàng có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời để tiết kiệm chi phí tiền điện vì TP.HCM nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh nên tiềm năng sử dụng điện mặt trời rất lớn.

Hoàng Minh

Xem thêm:

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Thủ đoạn trốn thuế quan Mỹ của các nhà xuất khẩu Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…

2 giờ ago

Đoàn Việt Nam gặp các tập đoàn năng lượng, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ và công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ

Ngày 20/5/2025 tại Hoa Kỳ (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn…

3 giờ ago

Làm thế nào để đứng lên khi cuộc sống đánh gục bạn?

Những thảm họa cá nhân xảy ra bất ngờ, nhưng những bước đơn giản có…

5 giờ ago

Tổng thống Trump cáo buộc các cố vấn của ông Biden phạm tội phản quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc các trợ lý cấp cao của…

5 giờ ago

Sản phẩm giảm cân của Ngân 98 bị kiểm tra

Cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra sản phẩm giảm cân của Ngân 98 vì…

6 giờ ago

Ngoại trưởng Rubio cho biết Hoa Kỳ đang chờ đề xuất ngừng bắn của ông Putin

Hoa Kỳ đang chờ đợi một đề xuất từ ​​Tổng thống Nga Vladimir Putin có…

6 giờ ago