Chủ tàu Phan sậpThế Thượng mặc dù biết lái tàu Trần Văn Giang không đủ điều kiện điều khiển giao thông đường thủy (không có bằng thuyền trưởng) nhưng vẫn để anh Giang điều khiển, gây ra vụ sập cầu Ghềnh nghiêm trọng vào trưa ngày 20/3/2016.
Sáng 4/3, Viện KSND TP. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố 2 bị can là chủ tàu Phan Thế Thượng (63 tuổi, Phú Nhuận, TP.HCM) về tội “điều động hoặc giao người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy” và lái tàu Trần Văn Giang (36 tuổi, tỉnh Bạc Liêu) về tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 20/3/2016, Phan Thế Thượng, Trần Văn Giang và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu) điều khiển tàu kéo SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở khoảng 800 tấn cát từ miền Tây đến Đồng Nai tiêu thụ. Khi đến TP.HCM, ông Thượng lên bờ để giải quyết việc riêng nên giao tàu lại cho Giang và Lẹ điều khiển chở cát đến TP. Biên Hòa.
Đến khoảng 11h30 cùng ngày, tàu do Trần Văn Giang điều khiển đi đến đoạn sông Đồng Nai dưới chân cầu Ghềnh (nối giữa xã Hiệp Hòa và phường Bửu Hòa của TP. Biên Hòa). Khi gặp dòng nước xoáy, do thiếu kinh nghiệm điều khiển sà lan nên Giang đã để cho sà lan đâm vào trụ cầu số 2 làm sập 2 nhịp cầu Ghềnh (nhịp số 2 và 3). Khi tai nạn xảy ra, cả hai đều nhảy xuống sông bơi vào bờ và bỏ trốn về quê, sau đó cả hai đã ra đầu thú với cơ quan chức năng.
Theo cáo trạng, bị can Phan Thế Thượng (chủ tàu) biết rõ tàu kéo SG-3745 không đảm bảo an toàn kỹ thuật, biết rõ thuyền viên Trần Văn Giang không có bằng lái tàu nhưng vẫn để anh Giang điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy.
Đối với bị can Trần Văn Giang (lái tàu) dù không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (không có bằng thuyền trưởng) nhưng vẫn điều khiển tàu và đã gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Riêng Nguyễn Văn Lẹ – người có mặt trên chiếc tàu đẩy sà lan cùng với bị can Trần Văn Giang khi tai nạn xảy ra – nhưng qua quá trình điều tra, cơ quan công an xác định anh Lẹ chỉ là người phụ việc trên tàu nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tổng giá trị thiệt hại tài sản trong vụ cầu sập cầu Ghềnh được xác định là 21,7 tỷ đồng. Cầu Ghềnh mới bắc qua sông Đồng Nai có kinh phí hơn 300 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ vào đầu tháng 7/2016.
Ngọc Long
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…