Categories: Việt Nam

UBND Hà Nội quyết giữ nguyên vị trí ga ngầm C9 cạnh hồ Gươm

UBND Hà Nội giữ quan điểm đặt ga ngầm C9 dưới đường Đinh Tiên Hoàng và một phần vào vườn hoa, cách hồ Gươm 10m, khẳng định đây là phương án “tối ưu”.

Cửa số 4 thuộc nhà ga C9. (Ảnh: MRB)

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng về vị trí quy hoạch nhà ga ngầm C9, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. 

Ga C9 được đề xuất đặt tại vị trí Km9 + 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm. Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm có kích thước dài 150 m, rộng 21,4 m, sâu 17,45 m và có 3 tầng: tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga.

Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m; tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81m; tới đền Bà Kiệu khoảng 8 m; tới Tháp Bút khoảng 36m; tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ khoảng 120m.

UBND TP khẳng định phương án trên là “tối ưu” vì ga nằm ở vị trí rộng nhất của bờ hồ, không gây lún và các tác động khác khi thi công xây dựng, vận hành khai thác. 

Bên cạnh đó, công trình phụ trợ và các cửa lên xuống được bố trí vào đất của Tổng Công ty điện lực, tránh giải phóng mặt bằng nhà dân; cửa lên xuống số 3 sẽ thay thế nhà vệ sinh công cộng hiện tại, cải thiện cảnh quan và bảo vệ môi trường khu di tích.

Phương án này đã được Hà Nội đưa ra 11 năm trước nhưng chưa được phê duyệt do vấp phải ý kiến phản đối của các bộ ngành liên quan cùng nhiều chuyên gia kiến trúc, quy hoạch.

Trước đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng, kiến nghị xem xét việc xây dựng đường sắt đô thị số 2 vì vị trí đặt ga C9 là “chưa tuân thủ pháp luật di sản văn hóa, xâm phạm không gian văn hóa”.

Tuy nhiên, UBND TP cho rằng ga ngầm C9 và tuyến hầm hoàn toàn nằm ngoài và không xâm phạm khu vực bảo vệ I, vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Tuyến đường sắt số 2 là tuyến đường sắt đô thị kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố có chiều dài 11,5 km, có lộ trình: Khu đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA) – đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài – phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).

Hệ thống nhà ga, gồm 3 ga trên cao (C1-C3 và cầu cạn, dài 2,6 km), 7 ga ngầm (C4-C10 và hầm ngầm, dài 8,9 km). Tổng đầu tư của dự án điều chỉnh là 34.678 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.

Tuấn Minh

Xem thêm:

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

6 phút ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

53 phút ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

1 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

3 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

5 giờ ago

Tòa nhà sập ở Bangkok: Công ty thép có vốn Trung Quốc làm giả hơn 7.000 hóa đơn

Công ty cung cấp theo cho tòa nhà bị sập ở Bangkok bị Cục thuế…

5 giờ ago