Bị xác định vai trò đồng phạm với ông Trịnh Văn Quyết, Phó chủ tịch FLC bị bắt, khởi tố

Bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch thường trực Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị bắt để điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 Bộ luật Hình sự.

Bị can Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch thường trực Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. (Ảnh: flc.vn)

Ngày 8/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán BOS; Phó chủ tịch thường trực Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, để điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.

Cùng tội danh, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS.

Theo C01, hai bị can trên có vai trò đồng phạm với Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.

Trước đó, chiều 29/3, C01 đã đồng loạt khám xét 21 địa điểm liên quan đến các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn FLC, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, để điều tra về tội danh “thao túng thị trường chứng khoán”.

C01 cũng đã bắt tạm giam 2 em gái của bị can Trịnh Văn Quyết, gồm Trịnh Thị Thúy Nga (Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS); Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC), để điều tra về tội “thao túng thị trường chứng khoán”.

Cơ quan cảnh sát điều tra xác định bị can Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã có các hành vi che giấu thông tin về hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, từ ngày 1/12/2021 – 10/1/2022, bị can Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để tạo cung, cầu giả tạo.

Qua đó, nhóm này đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).

Khi cổ phiếu được đẩy lên giá “trần”, ông Quyết chỉ đạo người thân đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu. Tuy nhiên, ông Quyết lại không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán. Tổng số tiền ông Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là 1.689 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng, nhà chức trách cáo buộc.

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Thị trường chứng khoán phản ứng trái chiều trong ngày “chốt” thuế quan

Kết phiên 3/7, VN-Index giảm 2,63 điểm về 1.381,96, HNX-Index giảm 0,69 điểm về 230,93,…

25 phút ago

Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc khảo sát trái phép ở Biển Đông

Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền…

3 giờ ago

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 20 năm

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 diễn ra chiều 3/7, lần đầu…

4 giờ ago

Vi phạm về môi trường, Nhà máy xử lý rác thành phố Phan Thiết phải đóng cửa 6 tháng

Sau chưa đầy 2 năm hoạt động, Nhà máy xử lý rác thành phố Phan…

5 giờ ago

Đề xuất triển khai kiểm định khí thải toàn bộ xe máy tại Hà Nội, TP.HCM từ 1/7/2027

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về kiểm định khí thải xe máy, quy…

5 giờ ago

Lai Châu: Đất đá nhão từ trên núi ập xuống, cuốn vùi một người tử vong

Vách núi bên Quốc lộ 4D, đoạn qua địa phận xã Bình Lư, tỉnh Lai…

5 giờ ago