Categories: Thời sựViệt Nam

Văn phòng Chính phủ yêu cầu rà soát dự án nhận chìm bùn thải xuống biển Bình Thuận

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 7732 gửi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ, ngành cùng UBND tỉnh Bình Thuận về dự án nhận chìm bùn thải ở biển Tuy Phong của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Rạn san hô nằm trong khu biển sinh thái Hòn Cau. (Ảnh: baokhanhhoa.com.vn)

Theo văn bản từ Văn phòng Chính phủ, ngày 24/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành (trong trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia), xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất nạo vét của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 tại vùng biển Tuy Phong (Bình Thuận).

Việc rà soát cũng bao gồm việc đánh giá các nội dung liên quan của báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án nhận chìm ở biển đã được Bộ TN&MT cấp phép. Kết quả rà soát cần báo cáo Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.

Giấy phép số 1517/GP-BTNMT được Bộ TN&MT cấp ngày 26/3/2017 cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong).

Vật chất được cho phép nhận chìm bao gồm 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa. Vị trí đổ bùn thải nằm cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 8 km, tổng diện tích được phép nhận chìm là 30 ha mặt nước biển, nơi nhận chìm có độ sâu không quá -36 m. Thời gian thực hiện nhận chìm từ tháng 6 đến tháng 10/2017.

Là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước, Khu bảo tồn biển Hòn Cau là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm là bãi đẻ của tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm xanh. Nơi đây có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của loài rùa biển, đồi mồi và nhiều loại cá.

Theo ông Nguyễn Hữu Quý – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Thuận, khu bảo tồn biển Hòa Cau có nguy cơ bị xóa sổ chỉ còn là vấn đề thời gian do chịu tác động ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân và các khu dự án khác.

Liên quan đến việc cấp giấy phép nhận chìm của Bộ TN&MT, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn hỏa tốc gửi Bộ đề nghị xem xét phương án phối hợp đo đạc, đánh giá, giám sát chất lượng môi trường biển và việc thực hiện cấp giấy phép, Hội nghề cá Việt Nam cũng gửi văn bản kiến nghị Chính phủ cho tạm dừng thực hiện giấy phép của Bộ TN&MT, đồng thời thành lập một tổ chức độc lập kiểm tra việc nạo vét đổ chất thải ra vùng biển Bình Thuận; xem xét quy trình thẩm định dẫn tới việc cấp phép.

Thủy Minh

Xem thêm:

Thủy Minh

Published by
Thủy Minh

Recent Posts

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

2 phút ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

3 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

3 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

4 giờ ago

Nhiều địa phương thông báo thiếu phôi giấy phép lái xe

Nhiều địa phương đang rơi vào tình trạng hết phôi ấn chỉ, hết nguyên liệu…

4 giờ ago

Gây án oan, Trưởng phòng Viện KSND tỉnh và Viện trưởng Viện KSND huyện bị kỷ luật

Một trưởng phòng thuộc Viện KSND tỉnh Đắk Nông và một viện trưởng Viện KSND…

4 giờ ago