Categories: Thời sựViệt Nam

Việt Nam: Gần 71% trẻ em từng bị giáo dục bằng hình thức bạo lực

Theo kết quả từ cuộc điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ năm 2020-2021, trẻ em trai có khả năng bị xử phạt bạo lực nhiều hơn trẻ em gái cả về thể xác và tâm lý.

Thống kê cho thấy trẻ em trai có nhiều khả năng bị xử phạt bạo lực nhiều hơn trẻ em gái cả về thể xác và tâm lý. (Ảnh minh họa: shutterstock)

Hôm 8/12, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) và Tổng cục Thống kê công bố kết quả điều tra về tình hình của trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam năm 2020 – 2021 tại 14.000 gia đình thuộc 63 tỉnh, thành.

Theo đó, kết quả điều tra đã chỉ ra rằng có tới 70,8% trẻ em từ 1-14 tuổi đã phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt tâm lý (như la hét, chửi mắng trẻ, gọi trẻ là đồ ngu, đồ lười hoặc hình thức tương tự) hoặc thể xác (đánh hoặc phát trẻ vào bàn tay, cánh tay, cẳng chân; hoặc đánh, phát vào mặt/đầu/mang tai/mông trẻ bằng tay; hoặc đánh vào thân thể trẻ bằng một vật như thắt lưng, roi vật cứng khác; đánh trẻ liên tiếp, mạnh) bởi các thành viên gia đình trong một tháng trước thời điểm điều tra.

“Cứ 10 người chăm sóc trẻ thì có 1 người (khả năng cao là không có bằng cấp hoặc thuộc nhóm nghèo nhất) tin rằng xử phạt về thể xác là cần thiết để giáo dục trẻ em”, theo kết quả điều tra.

Đáng chú ý, trẻ em càng lớn thì càng phải đối mặt với việc bị xử phạt bằng tinh thần. Cụ thể, 64,4% trẻ em từ 10-14 tuổi phải đối mặt với xử phạt gây áp lực tâm lý thì 25,4% số trẻ này bị xử phạt về thể xác.

Trẻ em trai có nhiều khả năng bị xử phạt bạo lực nhiều hơn trẻ em gái, cả về thể xác và tâm lý. Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ trẻ em xử phạt bằng bạo lực thấp nhất (64,3%), trong khi tỷ lệ này Đông Nam Bộ là cao nhất (78,5%).

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng tình trạng kỷ luật trẻ em bằng phương pháp bạo lực trong hộ gia đình vẫn là một thực trạng phổ biến ở Việt Nam.

“Đây là một mối lo ngại lớn, bởi lẽ nó sẽ để lại hậu quả lâu dài trong suốt cuộc đời của trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần tâm lý cũng như dẫn đến các nguy cơ cao hơn, ví dụ như có hành vi bạo lực ở trẻ em hoặc lạm dụng chất an thần, gây nghiện trong tương lai và từ đó nó có thể ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng một xã hội gắn kết tại Việt Nam”, bà nói.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), nhìn nhận: “Thực tế những con số về bạo lực, xâm hại trẻ em hiện nay chỉ là phần nổi của tảng băng. Chính việc thiếu kiến thức, hiểu biết về chăm sóc trẻ đang dẫn tới các hành vi bạo lực với trẻ”.

Minh Long

Xem thêm:

https://trithucvn2.net/blog/bao-hanh-tre-em-o-viet-nam-chung-ta-co-dang-vo-cam-truoc-cai-ac.html

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Tổng thống Trump thừa nhận quyết định tạm dừng thuế bị tác động một phần bởi thị trường

Tổng thống Trump thừa nhận rằng quyết định trì hoãn việc tăng thuế bổ sung…

28 phút ago

Iran tuyên bố chỉ đàm phán gián tiếp, không đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ

Tổng Thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố rằng Iran sẵn sàng đối thoại với Hoa…

49 phút ago

Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh không quân gần Trung Quốc

Hoa Kỳ đã tăng cường sức mạnh không quân ở Tây Thái Bình Dương với…

1 giờ ago

Nghệ An: Nghỉ hưu sớm, 1 cán bộ huyện ủy được đề nghị hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng

Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ khoảng 75…

2 giờ ago

Lô dầu gội trị chấy của Công ty Sao Thái Dương bị thu hồi

Lô dầu gội dược liệu trị chấy Aladin tuýp 30g, do chi nhánh Công ty…

3 giờ ago

Ngồi đả tọa: Bí quyết dưỡng sinh kỳ diệu của Trung y

Trong kho tàng dưỡng sinh của Trung y, ngồi đả tọa (hay ngồi tĩnh tọa)…

3 giờ ago