Categories: Thời sựViệt Nam

Việt Nam muốn có thêm từ 50 – 100 sân golf mỗi năm

Ông Phạm Thành Trí – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam cho biết thời gian gần đây, ước tính cứ 2 tuần Việt Nam có thêm một sân golf được cấp phép. Sắp tới, dự kiến mỗi năm, Việt Nam có thể có thêm 50 – 100 sân golf.

Sân golf Đại Lải. (Ảnh: sandailai.igolf.vn)

Báo Tuổi Trẻ hôm 5/4 dẫn lời ông Vũ Thế Bình – phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết du lịch golf bắt đầu khẳng định vị thế ở Việt Nam.

“Năm 2019, trong số 4 triệu lượt khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam thì có tới 1 triệu lượt khách đến đánh golf”, ông Bình nói và cho biết thời gian tới sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam tổ chức hội thảo bàn về du lịch golf để đưa loại hình du lịch này phát triển thêm, khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế trở lại.

Thống kê từ ông Phạm Thành Trí – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam, Việt Nam hiện có 75 sân golf đang hoạt động, trong đó 3/4 là của nhà đầu tư Việt Nam, 1/4 là của nhà đầu tư Hàn Quốc.

“Thời gian gần đây, tính trung bình cứ 2 tuần Việt Nam có thêm 1 sân golf được cấp phép. 2 năm trước Việt Nam mới chỉ có 40 sân golf, nay đã lên tới 75 sân. Sắp tới, mỗi năm Việt Nam có thể có thêm 50 – 100 sân golf.

Tỉnh Bắc Giang đang có 1 sân golf, 2 sân chuẩn bị ra mắt, 8 sân golf đang trong quá trình xin cấp phép; Vĩnh Phúc cũng cấp phép 10 sân; Quảng Nam có 3 sân và sắp có thêm 10 sân…”, ông Trí cho hay.

Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đak Đoa, tỉnh Gia Lai của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Đáng chú ý, ông Phúc đồng ý để Gia Lai thực hiện chuyển mục đích sử dụng 155,93ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Dự án sân Golf Đắk Đoa được xây tại xã Glar và xã Tân Bình (thị trấn Đak Đoa, huyện Đắk Đoa) có tổng mức đầu tư là 1.142 tỷ đồng với diện tích 174,01ha; thời gian hoạt động dự án 50 năm; dự kiến quý IV/2024 khai thác đi vào sử dụng.

https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/gia-lai-duoc-chuyen-muc-dich-gan-156ha-dat-rung-de-flc-lam-san-golf.html/amp

Hiểm họa từ các sân golf

Các chuyên gia môi trường cho rằng để vận hành được một sân golf cần phải sử dụng nhiều hóa chất độc hại, như axit silic, oxit nhôm và oxit sắt (tác nhân gây ung thư)… Trong đó, acrylamide là chất cực độc với sinh vật và con người, tất cả các hóa chất này có thể ngấm xuống đất, vào nước ngầm.

Cho nên, dù được xây dựng ở bất kỳ vị trí nào, các sân golf đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết trên báo Đất Việt, ở các nước trên thế giới, sân golf không được xây dựng gần khu dân cư, gần nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, không được ảnh hưởng đến dân sinh… cho nên thường chỉ có thể nằm ở vùng hoang mạc, vùng đất không có giá trị nông nghiệp hoặc hiệu quả nông nghiệp thấp.

Thế nhưng, ở Việt Nam, nhiều dự án sân golf (đã đi vào hoạt động hay đang nằm trên giấy) lại nằm ở những vị trí đắc địa, lấy “bờ xôi ruộng mật”, dồn ra ven biển, cửa sông, lấy bờ xôi ruộng… rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc vận hành sân golf sẽ khiến lún đất, sụt đất do nước ngầm bị lấy lên để phục vụ cho việc tưới và duy trì bảo dưỡng mặt sân.

Theo kết quả khảo sát các sân golf ở Đông Nam Á, bình quân một sân golf 18 lỗ tiêu thụ 150.000 m3 nước sạch/ngày, tương đương lượng nước sinh hoạt cho 20.000 gia đình.

“Về nguyên tắc, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án phải được cơ quan chức năng thẩm định chặt chẽ, nhưng đôi khi nó lại chỉ như một thủ tục hành chính và sau cùng dự án vẫn được cho qua, để đến khi xảy ra sự cố đáng tiếc thì không thấy ai chịu trách nhiệm”, ông Thịnh lo ngại.

Báo Thanh Niên hồi năm 2015 dẫn thông tin từ TS Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM – HASCON) và TS sinh học Nguyễn Đăng Diệp (Phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp) cho biết về trường hợp sân golf Tân Sơn Nhất, chỉ tính các loại phân hóa học dùng để chăm sóc cỏ, mỗi năm mặt đất sân golf này “ngốn” tới 189,468 tấn; khoảng 8,88 tấn hóa chất dùng để bảo vệ cỏ (chất sát trùng, thuốc trừ sâu…).

“Cỏ sân golf là một loại cỏ rất đặc trưng, giống như “tiểu thư” vậy. Nó chịu khô không được, dư nước cũng không xong mà sâu bọ lại rất thích ăn nên người ta phải tưới nước liên tục kèm với phân bón, thuốc trừ sâu. Lượng nước phải tưới liên tục và rất lớn”, TS Tuấn nói.

Các số liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm một sân golf 18 lỗ sử dụng khoảng 1,5 tấn hoá chất (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp), trong đó axit silic, oxit nhôm và oxit sắt (các tác nhân có tiềm năng gây ung thư).

Phần lớn các dự án sân golf đã đi vào hoạt động hiện nay ở Việt Nam không có khu xử lý nước thải riêng. Toàn bộ nước thải sân golf sẽ đổ trực tiếp ra môi trường sau khi được xử lý sơ bộ tại các hồ lắng nội bộ.

Hoàng Minh

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

14 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago