Việt Nam sẽ đăng ký để sản xuất đại trà bộ kit test nhanh COVID-19

Bộ kit test nhanh COVID-19 do Học viện Quân y và các đối tác nghiên cứu đang được Bộ Y tế nghiệm thu, đánh giá lần cuối để đăng ký sinh phẩm, sau đó có thể sản xuất đại trà. 

Các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đang chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19. (Ảnh minh họa/Shutterstock)

Thông tin được đưa ra vào sáng ngày 4/3, tại Diễn tập trực tuyến toàn quân phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Quốc phòng tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công bộ kit test nhanh dịch COVID-19. Cụ thể, ngày 3/3, Bộ Y tế đã nhận được kết quả nghiên cứu, thử nghiệm thành công bộ kit test nhanh dịch COVID-19 của nhóm nghiên cứu Học viện Quân y phối hợp với Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á.

Hội đồng đánh giá gồm 8 nhà khoa học của Bộ Khoa học – Công nghệ và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã công nhận những kết quả thử nghiệm sinh phẩm của bộ kit test nhanh do Học viện Quân y và các đối tác triển khai nghiên cứu, thử nghiệm.

Hiện Bộ Y tế đang nghiệm thu, đánh giá lần cuối để sớm cấp phép; trước khi đăng ký sinh phẩm với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức liên quan, ông Long cho biết. Sau đó, bộ test kit sẽ được sản xuất đại trà để sử dụng trong phòng ngừa dịch COVID-19.

Kết quả nghiên cứu test kit của Học viện Quân y và đối tác được báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 ngày 2/3, khoảng 1 tháng sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus Corona”. Yêu cầu là chế tạo ít nhất 10.000 test mỗi loại đạt tiêu chuẩn cơ sở, sau một tháng có sản phẩm để sử dụng trong phòng, ngừa dịch.

Học viện Quân y đánh giá bộ sinh phẩm xét nghiệm này ở 3 tiêu chuẩn, gồm độ nhạy (xác định ngưỡng phát hiện tối thiểu thông qua số bản copy của virus corona chủng mới (nCoV)); độ đặc hiệu (xác định phản ứng chéo của sinh phẩm với các virus gây viêm đường hô hấp cấp gồm SARS-CoV, cúm A/H1pdm09, A/H3, A/H5, B và các mẫu âm tính khác); độ ổn định (xác định tính tương thích của sinh phẩm với các hệ thống máy Realtime PCR: ABI-7500 fast, Lifecycle (Roche), CFX-96 (Biorad), Rotorgen (Qiagen).

Đánh giá bước đầu cho thấy 5 bộ test kit có độ nhạy ổn định sau ba lần lặp lại, có thể phát hiện nCoV bản copy.

Cùng ngày 3/3, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) công bố chế tạo thành công bộ kit chẩn đoán COVID-19.

Theo Viện trưởng viện Công nghệ sinh học – PGS. TS Chu Hoàng Hà, Viện Y học Dự phòng Quân đội đánh giá bộ sinh phẩm chạy real time RT-PCR phát hiện nCoV của Viện Công nghệ sinh học đủ điều kiện áp dụng chẩn đoán nCoV trên mẫu bệnh phẩm lâm sàng, theo tiêu chí của Phòng xét nghiệm virus sinh học phân tử, Khoa sinh vật, Viện Y học dự phòng Quân đội.

PGS Hà cho biết để chính thức đưa bộ sinh phẩm vào ứng dụng rộng cần có sự tham gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và một số đơn vị khác đánh giá độc lập.

Sơn Nguyên

Sơn Nguyên

Published by
Sơn Nguyên

Recent Posts

Chủ nhân Giải Nobel Vật lý năm 2024 cảnh báo thế giới về AI

AI (trí tuệ nhân tạo) là con dao hai lưỡi, tuy mang lại sự tiện…

1 giờ ago

Cựu Đại sứ Mỹ: ĐCSTQ giết người khỏe mạnh và thu hoạch nội tạng

Ông Morse Tan - cựu Đại sứ lưu động về Tư pháp hình sự toàn…

2 giờ ago

Ngôi chùa hơn 800 năm tuổi ở Phú Thọ bị cháy rụi

Khi phát hiện cháy tại chùa Phổ Quang, nhiều người đã dùng nước để dập…

2 giờ ago

Chính phủ đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia để làm đường sắt tốc độ cao

Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất để đường…

3 giờ ago

Người hỗ trợ pháp lý cho Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh nói về vụ án ở Tây Ban Nha

Bà Trần Trà My cho biết toà án Palma de Mallorca (Tây Ban Nha) đã…

3 giờ ago

Quảng Bình xác định có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh giả

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình phát hiện có 3 viên chức sử dụng chứng…

4 giờ ago