Bộ GTVT khẳng định không đề xuất chính sách bảo hộ với Vietnam Airlines, chỉ tập hợp đề xuất của doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng. (Ảnh minh họa: shutterstock)
Từ ngày 1/6, lương phi công của hãng này tăng theo nhiều mức khác nhau.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT về việc tăng lương cho các phi công, giáo viên bay của hãng Vietnam Airline.
Theo đó, mức lương mới được áp dụng từ ngày 1/6. Lương phi công của hãng này được chia thành 3 nhóm: Phi công lái máy bay B787, A321 và ATR. Cụ thể:
Đối với giáo viên kiểm tra năng định, mức lương dao động 210 – 297 triệu đồng/tháng, giáo viên năng định lương 198 – 284 triệu đồng/tháng.
Theo Vietnam Airlines, với mức này, phi công Việt của hãng có thu nhập sau thuế bình quân bằng 70% phi công nước ngoài đang khai thác cho công ty. Đến năm 2019, mức lương của các phi công sẽ tiếp tục tăng từ 1 – 6 triệu đồng tùy loại máy bay phi công lái.
Tính đến ngày 1/6, hãng có hơn 1.100 phi công, bao gồm hơn 850 phi công Việt Nam, 285 phi công nước ngoài (chiếm 25%).
Trong 3 năm từ 2015 đến 2017, Vietnam Airlines có 223 phi công nghỉ việc. 5 tháng đầu năm 2018, 33 phi công nghỉ việc, trong đó có 25 phi công nước ngoài.
Tại thời điểm 1/6, tổng công ty đang giải quyết 33 đơn nghỉ việc của phi công. Hãng cũng dự kiến trong thời gian tới có khoảng 15-20 phi công nộp đơn. Để bổ sung, hãng đã tuyển được 64 phi công.
Trước đó, tháng 5/2018, một nhóm phi công hãng Vietnam Airlines đã gửi đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng về các bất cập trong việc xin nghỉ, tiền bồi hoàn,… đang diễn ra tại hãng này.
Trong đơn, nhóm phi công phản ánh hãng gây khó dễ về thời gian chấm dứt hợp đồng, phải bồi hoàn 2-3,5 tỷ đồng nhưng hoàn toàn không có những hóa đơn hợp lệ chứng minh; Cục Hàng không Việt Nam không cấp bằng cũng như chấp nhận các phi công chuyển nhà khai khác khác,…
Ngày 30/5, tại buổi gặp mặt phi công với ban lãnh đạo Tổng công ty, hãng đã giải quyết thôi việc cho các phi công căn cứ theo Luật Lao động, Thông tư 21 của Bộ GTVT và quy chế của tổng công ty.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Vietnam Airline gặp phải sự phản đối của phi công về mức thu nhập thấp. Trước đó, năm 2015, nhiều phi công hãng đã từng báo ốm và xin nghỉ việc.
Hoàng Minh
Xem thêm:
Bộ Công an phối hợp với công an địa phương điều tra động cơ phát…
Bộ trưởng Giao thông Nga Roman Starovoit đã được phát hiện đã chết vài giờ…
Quy định này có thể ngụ ý rằng ông Tập Cận Bình sẽ phân quyền…
Bất chấp chiến tranh thảm khốc, ‘cung đấu’ ở Kiev vẫn tiếp tục diễn ra…
Việt Nam đã áp dụng thuế chống bán phá giá lên tới 27,83% đối với…
Cơ quan điều tra khởi tố hai cựu Tổng Giám đốc PJICO cùng nhiều lãnh…