Categories: Thời sựViệt Nam

VKS đề nghị y án sơ thẩm tài xế container Lê Ngọc Hoàng

Đại diện VKS đã đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của tài xế Lê Ngọc Hoàng, giữ nguyên tội danh và hình phạt sơ thẩm đối với tài xế này là 4 năm 6 tháng tù.

Hình ảnh tài xế Lê Ngọc Hoàng bị xích chân tại phiên tòa phúc thẩm hôm 4/6. (Ảnh: FB)

Hồ sơ vụ việc

Chiều 19/11/2016, Ngô Văn Sơn (trong máu có nồng độ cồn) điều khiển xe Innova chở theo 10 người  (quá số người được phép chở) di chuyển trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Do đi quá nút giao Yên Bình (thuộc thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên), Sơn điều khiển xe đi lùi nhằm quay lại để đi ra nút giao.

Cùng lúc, Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe đầu kéo kéo theo rơ moóc chở thép đi tới. Hai phương tiện xảy ra va chạm. 5 người trên xe Innova tử vong.

Tại phiên sơ thẩm, HĐXX thị xã Phổ Yên tuyên phạt Sơn 10 năm tù, tài xế Hoàng 8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Tại phiên phúc thẩm tháng 11/2018, Sơn bị tuyên phạt 9 năm tù, tài xế Hoàng được giảm án xuống 6 năm tù.

Sau đó, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên hủy 2 bản án hình sự cấp sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại.

Tới tháng 2/2020, TAND thị xã Phổ Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. HĐXX tuyên Ngô Văn Sơn 9 năm tù, Lê Ngọc Hoàng 4 năm 6 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Lê Ngọc Hoàng kháng cáo kêu oan.

Quan điểm luận tội của VKS

Tại phiên phúc thẩm chiều 4/6, tài xế Lê Ngọc Hoàng bị đại diện VKSND bác kháng cáo, đề nghị HĐXX giữ nguyên tội danh và hình phạt đã tuyên ở cấp xét xử sơ thẩm.

Đại diện VKS cho rằng Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm “Đi chậm”.

Hoàng cũng không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu khi phát hiện xe Innova do Sơn điều khiển, đang bật đèn cảnh báo nguy hiểm.

Hồ sơ điều tra xác định, khi phát hiện phía trước cùng làn đường có xe ô tô Innova do Sơn điều khiển cách đầu xe container khoảng 70m có bật đèn màu đỏ, Hoàng không phanh xe giảm tốc độ mà định vượt lên nhưng không chuyển làn được vì phía sau đang có xe đi tới.

Lúc này, Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe ô tô đầu kéo BKS 89C-079.17, kéo theo rơ moóc đi với tốc độ khoảng 60-65 km/h.

Chỉ đến khi cách xe của Sơn khoảng 10m, Hoàng mới đạp phanh xe và đánh lái về phía bên phải đường, nhưng do khoảng cách quá gần nên xảy ra tai nạn khiến 5 người ngồi trên xe Innova tử vong.

Đáng chú ý, vào sáng cùng ngày, ngay phần thủ tục phiên tòa, tài xế Lê Ngọc Hoàng đã đề nghị HĐXX thay đổi kiểm sát viên Lưu Thế Hưng – người thực hiện quyền công tố tại phiên tòa.

Theo bị cáo Hoàng, lý do đưa ra yêu cầu trên là do tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra hồi tháng 11/2018, ông Hưng đã đề nghị y án sơ thẩm đối với mình.

Tuy nhiên, bản án phúc thẩm đã bị hủy và khi điều tra lại thì cáo trạng mới đã truy tố theo tội danh khác.

Phía luật sư cũng cho rằng “ông Hưng chính là kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên phúc thẩm lần 1, do vậy nếu lần này vẫn tiếp tục giữ quyền công tố sẽ không đảm bảo tính khách quan”.

Tuy nhiên, HĐXX vẫn tiếp tục cho kiểm sát viên Lưu Thế Hưng tham gia phiên tòa vì thấy “không thuộc trường hợp bị từ chối”.

Tài xế Hoàng có lỗi khi điều khiển phương tiện không?

Trên trang FB cá nhân, luật sư Giang Hồng Thanh – người bào chữa cho tài xế Lê Ngọc Hoàng viết:

VKSND thị xã Phổ Yên quy kết Lê Ngọc Hoàng phạm 3 lỗi khi lưu thông trên đường cao tốc dẫn đến tai nạn xảy ra.

Lỗi thứ nhất là vi phạm Điều 12 Luật giao thông đường bộ; Lỗi thứ hai là vi phạm khoản 1 Điều 5 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT; Lỗi thứ ba là Công văn số 3336/TCĐBVN-ATGT ngày 29/5/2019 của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Điều 12 Luật giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường…” (Điều 12 còn quy định về việc giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước. Trước đây, VKS cáo buộc Hoàng không giữ khoảng cách an toàn đối với xe của Sơn, nay đã rút cáo buộc này).

Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 91 quy định: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau: 1. Có biển cảnh báo nguy hiểm…”.

Công văn số 3336 giải thích nhiều nội dung, trong đó VKS sử dụng nội dung “người điều khiển phương tiện… có thể giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu” để buộc tội Lê Ngọc Hoàng.

Nếu chỉ căn cứ vào hai văn bản quy phạm pháp luật là Luật giao thông đường bộ và Thông tư số 91 thì rõ ràng Hoàng không vi phạm, bởi lẽ nội dung hai văn bản trên thể hiện Hoàng phải “giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép…”.

Thực tế thiết bị giám sát hành trình ghi nhận vận tốc của Hoàng đang từ 63 xuống 62km/h thì đột ngột mất tín hiệu 53 giây (Việc mất tín hiệu này đã được CĐQT, VKS xác định không phải do va chạm với xe Innova mà mất).

Như vậy, Hoàng đã đi thấp hơn tốc độ tối đa cho phép là 100km/h. Vận tốc của Hoàng phù hợp với Điều 26 Luật Giao thông đường bộ, đó là khi lưu thông trên đường cao tốc “Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu…”

Nhưng Công văn số 3336 của Tổng cục đường bộ lại giải thích người điều khiển phương tiện “có thể giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu”. Và VKS đã lấy ý này của Tổng cục đường bộ để buộc Hoàng phải đi thấp hơn tốc độ tối thiểu 60km/h. Kết hợp với việc sử dụng bản giám định thiết bị giám sát hành trình: “15h38’59s vận tốc là 62km/h. 15h39’00s vận tốc là 0km/h”, VKS kết luận Hoàng đâm vào xe Innova khi đang ở vận tốc 62km/h.

Về việc trong 1 giây xe giảm từ 62km xuống 0km, vấn đề này đã gây nên sự phản ứng dữ dội của dư luận thời gian trước. Tuy nhiên thực tế việc này đã được Giám định viên của Viện khoa học hình sự giải thích tại phiên tòa ngày 01/11/2018 là họ ghi nhận được xe đang ở vận tốc 62km/h. Một giây sau thiết bị mất tín hiệu nên vận tốc được thể hiện trên thiết bị là 0km/h. Do thiết bị mất tín hiệu nên họ “Không xác định được xe có giảm tốc độ nữa không”. Nhưng VKS lại hiểu theo cách Hoàng không giảm tốc độ khi thấy xe của Sơn.

Quay trở lại Công văn số 3336, đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có giá trị tham khảo và chỉ được áp dụng nếu nó không trái với văn bản luật. Đằng này nó đã trái với Thông tư số 91 thì không thể dùng Công văn 3336 để buộc tội Hoàng.

Vậy nếu Hoàng không vi phạm bất cứ nguyên tắc an toàn giao thông nào như cáo buộc thì Hoàng có được phép đâm vào xe Innova phía trước dù Sơn có một loạt lỗi hay không? Câu trả lời đương nhiên là KHÔNG”.

Trước phiên phúc thẩm diễn ra vào hôm nay (4/6), trên trang FB cá nhân, vợ tài xế Lê Ngọc Hoàng là Vũ Thị Thúy đã đăng tải video với dòng trạng thái: “Ngày 4-5/6/2020 sẽ là phiên xét xử cuối cùng. Có thể sẽ là lần xử cuối cùng cho chồng em – lái xe container Lê Ngọc Hoàng. Mong rằng thẩm phán là người CẦM CÂN NẢY MỰC sẽ làm hồi sinh một cuộc đời (cũng có thể sẽ mãi là một ÁN LỆ cho nghề lái xe khi bị pháp luật bóp méo)“. Mời quý độc giả xem video:


Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

8 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

17 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

26 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

36 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

42 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago