Vụ án SADECO: Ông Tất Thành Cang bị đề nghị 12-14 năm tù

Bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) bị Viện KSND TP.HCM đề nghị mức án từ 12 – 14 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí”.

Bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) bị Viện KSND TP.HCM đề nghị mức án từ 12 – 14 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí. (Ảnh: vov.vn)

Sáng 4/1, TAND TP.HCM nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với bị cáo Tất Thành Cang, Tề Trí Dũng (cựu Tổng giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận – IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn – SADECO) và 18 người liên quan các sai phạm xảy ra tại SADECO.

Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt:

Bị cáo Tất Thành Cang 12-14 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị cáo Tề Trí Dũng 11-12 năm tù tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; từ 9-10 năm tù về tội “tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt từ 20-22 năm tù.

Bị cáo Phạm Văn Thông (cựu phó chánh Văn phòng Thành ủy) 6-7 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị cáo Hồ Thị Thanh Phúc (cựu tổng giám đốc Công ty SADECO) 10-11 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; từ 9-10 năm tù về tội “tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt từ 19-21 năm tù.

Bị cáo Đỗ Công Hiệp (cựu kế toán trưởng Công ty SADECO) 4-5 năm tù tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; 9-10 năm tù tội “tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt 13-15 năm tù.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 2-3 năm tù treo đến 7 năm tù về các tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; “tham ô tài sản”.

Theo cáo trạng, SADECO là công ty con của Công ty IPC, với tỷ lệ góp vốn của IPC là 74,8%.

Ngày 26/3/2015, IPC bán đấu giá vốn góp tại SADECO. Công ty Eximland là nhà đầu tư mua trúng đấu giá hơn 5,2 triệu cổ phần (chiếm 30,8% vốn điều lệ của SADECO), với giá 26.100 đồng/cổ phần.

Tháng 9/2016, Công ty Nguyễn Kim mua lại toàn bộ cổ phần của Eximland tại SADECO với giá 55.000 đồng/cổ phần. Vốn điều lệ của SADECO tại thời điểm tháng 10/2016 là 170 tỷ đồng (tương ứng với 17 triệu cổ phần), trong đó vốn của IPC chiếm 44%, vốn của Thành ủy chiếm 16,7%, nhóm Nguyễn Kim chiếm 30,8% và các cổ đông khác chiếm 8,5%.

Theo quy định, khi tăng vốn và chuyển nhượng quyền mua cổ phần của IPC, vốn Văn phòng Thành ủy tại SADECO thì phải đấu giá. Tuy nhiên, các cá nhân liên quan tại Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, IPC và SADECO đồng ý bán 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần không thông qua thẩm định giá và đấu giá.

Đại diện VKS cho rằng với vai trò là Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, là người đứng đầu, được giao quản lý tài sản của đảng bộ thành phố, phụ trách Văn phòng Thành ủy, bị cáo Tất Thành Cang buộc phải biết rõ bán cổ phần, phát hành thêm để tăng vốn điều lệ cho Công ty Sadeco phải thực hiện đấu giá và thẩm định giá.

Tuy nhiên, bị cáo vẫn bút phê “Đồng ý” vào tờ trình 1148 phát hành 9 triệu cổ phần có giá 40.000 đồng/cổ phần không thông qua đấu giá công khai, không định giá tài sản theo quy định.

Sau đó, Văn phòng Thành ủy đã ban hành thông báo 495 cụ thể hóa tờ trình 1148. Nhờ vậy, việc chuyển nhượng cho Sadeco được hoàn thành, tạo điều kiện cho Sadeco bán cổ phần giá rẻ, gây thiệt hại hơn 1.103 tỷ đồng.

Trong đó, tài sản Nhà nước bị thất thoát là hơn 669 tỷ đồng, bao gồm vốn của UBND TP.HCM là hơn 485 tỷ đồng, tương đương 44%; vốn của Thành ủy TP.HCM là hơn 184 tỷ đồng, tương đương 16,7%.

Đại diện cơ quan công tố nhận định, bị cáo Tất Thành Cang có tầm quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành. Nếu không được bị cáo đồng ý thì Văn phòng Thành ủy không thể thống nhất với Sadeco về việc chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim. Sau khi có ý kiến đồng ý của bị cáo, UBND TP.HCM là cơ quan chủ sở hữu của Công ty IPC mới có ý kiến về việc giảm tỷ lệ vốn Nhà nước và phương án phát hành cổ phần cho công ty chiến lược.

“Quá trình tại tòa, bị cáo Tất Thành Cang quanh co, chối tội nên cần có mức án nghiêm khắc”, đại diện VKS nêu.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

3 phút ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

50 phút ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

1 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

3 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

5 giờ ago

Tòa nhà sập ở Bangkok: Công ty thép có vốn Trung Quốc làm giả hơn 7.000 hóa đơn

Công ty cung cấp theo cho tòa nhà bị sập ở Bangkok bị Cục thuế…

5 giờ ago