Việt Nam

Vụ cá chết trắng lồng trên sông Mã: Sở NN-PTNT Thanh Hóa nói gì?

Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết kết quả xét nghiệm không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nấm trên cá chết được lấy mẫu; có hiện tượng thiếu oxy hòa tan trong nước (DO) tác động làm cho cá chết.

Cá lồng, bè trên sông Mã của các hộ dân ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa bị chết hàng loạt. (Ảnh: Minh Hoàng/laodong.vn)

Ngày 6/5, Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết đã có báo cáo về tình hình cá chết trên sông Mã, đoạn chảy qua huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.

Theo báo cáo, hiện tượng cá chết lác đác, nhỏ lẻ, ở một số hộ dân trên sông Mã (đoạn chảy qua huyện Bá Thước) bắt đầu từ ngày 20/3 và sau đó cá chết nhiều từ ngày 27/4. Ngoài cá nuôi lồng còn có hiện tượng cá tự nhiên chết, dạt vào bờ.

Đến chiều ngày 3/5, huyện Bá Thước hiện tượng cá chết đã xảy ra ở 8 xã gồm: Thiết Ống, thị trấn Cành Nàng, Ban Công, Ái Thượng, Hạ Trung, Điền Lư, Lương Ngoại và Lương Trung. Tổng số cá chết là hơn 12,6 tấn.

Ngoài huyện Bá Thước, hiện tượng cá chết còn lan rộng đến huyện Cẩm Thủy (địa phương giáp với huyện Bá Thước xuôi theo hạ lưu sông Mã). Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt bắt đầu từ ngày 3/5, trên sông Mã (đoạn chảy qua xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy), có 7 hộ bị thiệt hại, với số lượng gần 1 tấn.

Kết quả kiểm tra thực tế của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản và UBND huyện Bá Thước cho thấy cá chết trên sông Mã không có biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, nấm trên cá, khi mổ khám thấy các cơ quan nội tạng cá hoàn toàn bình thường. Chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO) đo được tại thời điểm có hiện tượng cá chết từ 3,1-3,3 mg/l thấp hơn ngưỡng thích hợp.

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kết quả xét nghiệm cho thấy không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nấm trên cá chết được lấy mẫu; có hiện tượng thiếu oxy hòa tan trong nước (DO) tác động làm cho cá chết.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa đề nghị các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy giám sát để phát hiện các trường hợp có động vật, thủy sản chết; thực hiện kịp thời các biện pháp khắc phục, xử lý giảm thiệt hại.

Hướng dẫn người dân di chuyển, vệ sinh lồng nuôi, dùng máy bơm, máy sục khí để tăng cường oxy hòa tan. Nếu tiếp tục xảy ra hiện tượng cá chết, tổ chức thu gom, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y.

Trước đó đầu năm 2021, cá chết hàng loạt xảy ra trên sông Mã, đoạn qua các huyện Quan Hóa, Bá Thước và Cẩm Thủy. Khoảng 60 tấn cá lồng bị chết gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Cơ quan chức năng sau đó điều tra, xác định nhiều doanh nghiệp chế biến lâm sản dọc sông Mã ở huyện Quan Hóa và Bá Thước xả thải khi chưa xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nhà máy bị xử phạt, buộc dừng hoạt động để khắc phục hậu quả.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột: Chìa khóa mới trong quản lý căng thẳng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…

43 phút ago

Ung thư sẽ nguyên nhân gây ra 1/4 số ca tử vong sớm ở Anh – Nghiên cứu

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…

52 phút ago

Mỹ dự kiến ​​công bố hạn chế xuất khẩu mới, liên quan đến 200 công ty chip TQ

Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…

60 phút ago

Pam Bondi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang…

1 giờ ago

Ông Trump bổ nhiệm người Mỹ gốc Hoa Alex Wong làm phó cố vấn an ninh quốc gia

Ông Trump thông báo bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm…

1 giờ ago

Cháy căn nhà 8 tầng ở Hà Nội, cảnh sát nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ

Cảnh sát cứu hỏa tìm thấy toàn bộ 7 người trên tầng 8 và tầng…

1 giờ ago