Chính khách người Pháp Paul Doumer trong quyển “Xứ Đông Dương” từng viết người Việt (An Nam) vốn là dân tộc thông minh, cần cù và chịu khó. Ấy vậy tâm tật đố đã kéo giữ chúng ta dưới cái hố ngày mỗi sâu hơn không có lối thoát.
Mấy ngày qua, nhiều người không khỏi chua xót khi có thông tin về việc hơn 400 gốc quất cảnh bán Tết của hai hộ nông dân ở xã Hợp Tiến, Triệu Sơn (Thanh Hóa) bỗng dưng héo rũ, quả rụng đầy đất với nghi vấn do bị người xấu phun thuốc diệt cỏ liều nặng.
Chia sẻ với báo chí, ông Việt – chủ vườn quất cho biết vào trưa ngày 8/1, khi ông ra thăm vườn quất của gia đình thì phát hiện 300 cây quất đang bị chết khô một cách bất thường, quả rụng nhiều. Đứng sát cây quất chết héo, ông Việt ngửi thấy mùi thuốc diệt cỏ. Số cây này gia đình ông đã trồng, chăm sóc được hơn hai năm, dành bán vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Toàn bộ vườn quất đã được thương lái đặt mua với giá 280.000 đồng/cây.
Cách đó không xa, vườn quất của gia đình anh Huế với 110 cây cũng trong tình trạng tương tự. Số quất này cũng đã được thương lái đặt mua với giá 350.000 đồng/cây, dự kiến khoảng mùng 10 tháng Chạp sẽ lấy về bán Tết. Do quất Tết đã được thương lái đặt tiền, nên sau khi quất chết, gia đình đã phải trả lại tiền cho thương lái.
Thực hư ra sao vẫn cần chờ cơ quan chức năng làm rõ, tuy nhiên có một kết quả chắc chắn là hai hộ gia đình nông dân đã trắng tay sau 2 năm trải nắng dầm mưa vun trồng chờ đến ngày thu hoạch.
Chị Lụa – một chủ vườn đã không kìm được nước mắt chua xót: “Trắng tay rồi chú ạ, cả tài sản gia đình tôi có mỗi trăm gốc quất cảnh bán Tết, giờ không còn gì nữa. Tết này vậy là hết”, theo Facebook Đặng Trung.
Người chủ vườn quất nghẹn ngào khi chứng kiến vườn quất bị người xấu phá hoại
Câu hỏi được đặt ra là đằng sau việc bức tử vườn quất này là gì? Phải chăng là động cơ cạnh tranh không lành mạnh hay chỉ là xuất phát từ tâm lý đố kỵ, ganh đua nhất thời? Dù lý do gì đi nữa, đây là hành động đáng báo động cho đạo đức kinh doanh xuống cấp của con người thời nay.
Đáng lo là tư duy cạnh tranh không lành mạnh rất phổ biến, từ chủ vườn cây con giống đến buôn bán nhỏ trên vỉa hè ra con chợ, thậm chí đến các công ty, xí nghiệp. Đến đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những chiêu thức vùi dập “đối thủ” như thế. Thương lái nước ngoài thấy được tâm lý đó, họ đánh vào túi tiền, cái được nhất thời của nông dân, ai ai cũng tranh đua nhau nuôi con này, trồng giống nọ như rằng sợ sẽ lỡ mất cơ hội làm giàu vào tay người khác để rồi cuối cùng “chưng hửng” khi đến mùa vụ thu hoạch, bị thương lái ép giá rẻ mạt vì thừa cung.
Những bài học đó vẫn lặp đi lặp lại, mùa này sang mùa khác. Chỉ bởi một tư duy muốn được cái lợi nhất thời mà a dua, đố kỵ, tự làm khó lẫn nhau để rồi dẫn đến sự việc “đập bể nồi cơm của người khác”.
>> Ngày doanh nhân, nói lại 10 hạn chế của thương giới Việt
Có thể đạo đức những người kinh doanh không hề xấu tệ đến thế, nhưng trong tình cảnh chèn ép và cạnh tranh lẫn nhau, con người thường dễ rơi vào trạng thái lầm lạc trong tư duy làm ăn, dẫn đến những hành động đi quá giới hạn lằn ranh đạo đức.
Tư duy làm ăn của người xưa đơn giản và chất phác hơn, ấy vậy mặc dù không giàu có nhiều vật chất như ngày nay, nhưng họ sống thanh đạm và đối xử hài hòa. Điều khác biệt cơ bản nhất trong tình huống này không phải là mức độ thông minh hay sự khôn khéo, mà là động cơ của việc làm ăn kinh doanh. Trong khi người ngày nay muốn làm giàu thật nhanh, muốn phát tài sau một đêm, làm việc không có tính toán lâu dài. Người xưa coi kinh doanh như một sự nghiệp, một công việc tận tâm tận lực làm hằng ngày. Một ngày dù cho chỉ có một khách hàng, họ cũng không chê ít, họ cho rằng đây là công việc của họ, là một phần trong cuộc sống con người để có thể duy trì cuộc sống, có một chút tích lũy là được. Nhưng chính vì nỗ lực tậm tâm làm cho tốt, họ đã phát triển thành công ty lớn theo cách đó.
Xoay trở lại vụ việc ở trên, thử hình dung thay vì đố kỵ nếu nhà này biết chung vui với niềm vui của nhà khác, mừng khi thấy vườn quất hàng xóm năm nay được mùa, trong niềm vui đó, nhà này mong muốn được giúp các nông hộ trong thôn xã thâu gom quất và vận chuyển lên thành thị để phân phối – một công ty vận chuyển được hình thành. Nhà kia lại mừng cho nhà vận chuyển, mong muốn được giúp nhà vận chuyển trong việc bảo quản và giữ các cây quất khỏi bị hư tổn mất giá, họ tìm được cách giữ cho quất tươi lâu quả mọng – một công ty nghiên cứu về quất lại ra đời. Nhà khác lại đến mừng cho nhà nghiên cứu quất, họ thấy rằng quất giữ được lâu, mình có thể giúp mọi nhà đem sản phẩm này bán ra nước ngoài để được giá cao hơn, cho người dân trong thôn xã đón Tết được sung túc hơn vài phần, qua nhiều thời gian tìm tòi học hỏi, một công ty xuất khẩu ra đời,… Tự nhiên rằng, thay vì tất cả đều trồng một cây quất và cạnh tranh lẫn nhau, họ trở thành đối tác tương trợ lẫn nhau, niềm vui của nhà trồng quất cũng là niềm vui của những công ty phân phối, xuất khẩu,… Đó chẳng phải là hiệu ứng lan tỏa của hạnh phúc? Ngược lại, nỗi buồn của chủ vườn cũng là nỗi lo chung của toàn hệ thống, ai ai cũng tìm cách giúp nhau tháo gỡ khó khăn, cộng đồng sống chan hòa, vì lợi ích của nhau. Thử hỏi thương lái nước nào dám bước chân vào đó? Cơ bản là không có đất cho họ dụng những chiêu trò. Thử hỏi quốc gia nào cạnh tranh nổi với sản phẩm được làm ra bởi một đội ngũ làm việc vì nhau, hòa đồng và năng suất cao như vậy? Đó chẳng phải là hàm nghĩa của “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?
>> ‘Thương đức – Thương tài’: 4 triết lý quý giá về đạo kinh doanh người Việt đã có từ đầu TK 20
Chính khách người Pháp Paul Doumer trong quyển “Xứ Đông Dương” từng viết người Việt (An Nam) vốn là dân tộc thông minh, cần cù và chịu khó. Ấy vậy tâm tật đố đã kéo giữ chúng ta dưới cái hố ngày mỗi sâu hơn không có lối thoát. Nếu chúng ta thôi không “dìm” nhau, một người thoát khỏi được cái hố, chúng ta vui mừng cho người đó và tất cả cùng giúp nhau thoát khỏi hố giam, được tiếp sức từ người trên hố đã vượt ra trước đó, ai cũng vì ai, lần lượt từng người… từng người thoát khỏi hố, khi đó sẽ thôi không còn tư duy ích kỷ, hẹp hòi, không chỉ việc làm ăn thuận lợi, đời sống tinh thần thoải mái, mà niềm tin giữa người với người cũng từng bước được xây dựng vững chãi trở lại.
Nhìn lại, kinh doanh cũng chỉ là một phương thức sinh tồn trong xã hội, và nó cũng chịu sự ước chế của quy phạm đạo đức như bao ngành khác. Như vậy, sự thăng hoa trong kinh doanh không thể tách rời khỏi các chuẩn tắc đạo đức. Chỉ khi sản phẩm được làm ra với tất cả tâm huyết muốn mang đến giá trị lâu dài cho cộng đồng, sản phẩm đó mới trường tồn. Chỉ khi cộng đồng kinh doanh biết nghĩ cho nhau, tương trợ lẫn nhau, mỗi người một mảng, cùng vui với niềm vui của người khác, cùng trăn trở và giúp nhau vượt qua nghịch cảnh. Cộng đồng đó mới phát triển bền vững. Với tâm thái và chuẩn mực đạo đức đó sẽ tạo ra nền tảng giá trị bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp Việt. Đạt được cơ sở giá trị nền tảng đó, thì đã không có những câu chuyện triệt tiêu lẫn nhau trong nội bộ, sự thâu tóm thương hiệu Việt đến từ bên ngoài, sản phẩm Việt yếu thế ngay trên sân nhà, và không có tên tuổi trên quốc tế bởi chỉ xuất khẩu sản phẩm thô.
Chân Hồ
Xem thêm:
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…