Categories: Việt Nam

Xếp hạng giáo dục đại học: Việt Nam có 2 trường lọt top 1.000 của thế giới

Việt Nam có 2 trường đại học lot top 1.000 trường của thế giới và có 5 trường lot top 400 của châu Á, xếp loại của Việt Nam thuộc hàng thấp so với khu vực và thế giới; tỷ lệ mức độ uy tín học thuật còn thấp.

(Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn)

Ngày 17/8 tại Hà Nội, UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức Hội thảo Giáo dục 2018 (VEC 2018) với chủ đề “Giáo dục đại học – Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.

Với hơn 70 tham luận của các tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài nước, hội thảo được tổ chức theo hình thức tương tác giữa các diễn giả và các đại biểu tham dự.

PGS-TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, giáo dục ĐH là một khâu then chốt quyết định đối với chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Với sứ mệnh là nơi sáng tạo ra tri thức mới, thực hiện đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, giáo dục ĐH giữ vai trò là đòn bẩy quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, hướng đến sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước.

Tuy nhiên, giáo dục ĐH Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tại báo cáo mở đầu hội thảo, ông Dilip Parajuli, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thống kê, hiện nay Việt Nam xếp hạng thứ 84/137 về chất lượng giáo dục đại học và có 2 trường đại học lot top 1.000 trường của thế giới (ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia TP HCM) và 5 trường lọt top 400 của châu Á.

Theo đó, ông Dilip Parajuli đánh giá, xếp loại của Việt Nam thuộc hàng thấp so với khu vực và thế giới; tỷ lệ mức độ uy tín học thuật còn thấp.

Theo ông Dilip Parajuli, nguyên nhân chính của thứ hạng thấp này là do các chính sách đang kìm hãm sự phát triển của các trường đại học. Ông cũng nêu quan điểm cần cởi bỏ “chiếc áo rập khuôn” trong việc quản lí về mặt tài chính và hành chính trong các trường.

Ông Dilip cho rằng Chính phủ chỉ mang tính định hướng trong việc tự chủ đại học, còn lại các trường sẽ tự chọn hướng đi cho mình. Các trường sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước chính sinh viên của mình trong việc nâng cao thứ hạng của trường.

>> Giáo dục Việt Nam: Sự sợ hãi đánh mất quyền lực

Gần đây, sau bê bối nâng điểm thi gây chấn động tại các tỉnh miền núi phía Bắc, dư luận cũng đã nêu quan điểm cần bỏ kỳ thi tốt nghiệp Quốc gia “2 trong 1” và để cho các trường tự chủ trong việc xét tuyển của mình.

Theo các chuyên gia giáo dục, để giải quyết các vấn đề hiện tại và nâng cao chất lượng, giáo dục ĐH Việt Nam cần có các năng lực: thích ứng với xu thế chuyển đổi của giáo dục đại học thế giới, tổ chức đào tạo theo định hướng khởi nghiệp, nghiên cứu hàn lâm định hướng đổi mới sáng tạo, xây dựng đại học số hóa, thực hiện chức năng thứ ba của giáo dục đại học.

Bảo Minh (t/h)

Xem thêm:

Bảo Minh

Published by
Bảo Minh

Recent Posts

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Ông Trần Đức Lương từ trần do tuổi cao, sức yếu.

3 giờ ago

Thủ đoạn trốn thuế quan Mỹ của các nhà xuất khẩu Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…

7 giờ ago

Đoàn Việt Nam gặp các tập đoàn năng lượng, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ và công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ

Ngày 20/5/2025 tại Hoa Kỳ (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn…

7 giờ ago

Làm thế nào để đứng lên khi cuộc sống đánh gục bạn?

Những thảm họa cá nhân xảy ra bất ngờ, nhưng những bước đơn giản có…

9 giờ ago

Tổng thống Trump cáo buộc các cố vấn của ông Biden phạm tội phản quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc các trợ lý cấp cao của…

10 giờ ago

Sản phẩm giảm cân của Ngân 98 bị kiểm tra

Cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra sản phẩm giảm cân của Ngân 98 vì…

11 giờ ago