Xin nghiên cứu về tình trạng nước ngầm tụt bất thường tại huyện miền núi A Lưới

Trước thực trạng giếng, hồ cá bị cạn trơ đáy nhiều năm qua, Sở TN&MT tỉnh TT-Huế cho biết vừa cùng Sở KH&CN đã đề xuất UBND tỉnh thực hiện đề tài cấp cơ sở về hiện tượng tụt mạch nước ngầm ở xã Phú Vinh (huyện A Lưới).

Nổ mìn, khoét núi làm cửa nhận nước tại công trình thuỷ điện A Lưới (tại thời điểm thi công năm 2009). (Ảnh: icon.com.vn)

Phó Giám đốc Sở TN&MT – ông Hồ Đắc Trường cho biết đơn vị đã cử cán bộ phối hợp với chuyên gia về địa lý, địa chất của Trường ĐHKH Huế kiểm tra thực địa về hiện tượng tụt mạch nước ngầm tại xã Phú Vinh.

Bước đầu, Sở TN&MT ghi nhận hiện tượng tụt mạch nước làm một số hồ cá, giếng nước của người dân thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh. Tuy nhiên, để biết chính xác mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng này, Sở TN&MT và Sở KH&CN đề xuất UBND tỉnh cho phép thực hiện đề tài cấp cơ sở để nghiên cứu sâu.

Từ giữa 2016, có nhiều phản ánh báo chí về tình trạng khô khát tại huyện miền núi A Lưới. Hàng chục giếng nước, hồ cá tại các xã Phú Vinh, Hồng Thượng bị khô cạn, phải bỏ hoang.

Theo ý kiến của người dân, trước năm 2012 khi chưa xây dựng đường hầm dẫn nước thủy điện A Lưới, các khe suối, hồ cá và giếng khơi tại các xã Hồng Thượng và Phú Vinh dồi dào nước.

Người dân cho hay hiện tượng nguồn nước dần cạn, nước ngầm tụt bất thường xuất hiện sau khi nhà máy thủy điện A Lưới bước vào giai đoạn xây dựng kênh dẫn vào hầm nhận nước để phát điện cho đến nay. Để dẫn nước từ hồ chứa trên sông A Sáp về nhà máy, chủ đầu tư đã cho đào kênh dẫn lớn, dài trên 2 km từ xã Hồng Thượng đến cửa hầm lấy nước ở xã Phú Vinh. Sau khi con kênh được đào, nước mạch tại khu vực này bị tụt khiến nước trong giếng và ao, hồ trơ đáy. 

Một số hộ cho hay nhiều năm qua, giếng nước bị cạn, phải bỏ hoang. Ngoài ra, vì thủy điện đã chặn dòng nên nước sông A Sáp không chảy vào khe Ông Mô, các ao nuôi cá xưa nay lấy nước từ khe Ông Mô nay khô cạn, người dân buộc phải chuyển nghề.

Thời điểm này, theo Báo SGGP (1/6/2016), ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết thêm Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện khảo sát, lấy mẫu nước tại xã phú Vinh và kiến nghị cần có các dự án nghiên cứu về vấn đề mất nước mặt và tụt giảm nước ngầm từ 2-3m tại huyện A Lưới, tuy nhiên, tới nay đề tài vẫn trong giai đoạn đề xuất, xin phép.

Nhà máy thủy điện A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) có công suất 170 MW, do Công ty Thuỷ điện miền Trung làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công từ năm 2007, chính thức phát điện vào ngày 14/6/2012.

Đây được coi là một trong những công trình thuỷ điện trọng điểm của Miền Trung, có tổng mức đầu tư khoảng 3.223 tỷ đồng. Theo thống kê, khi thủy điện A Lưới (huyện A Lưới) tích nước từ năm 2014 đến nay, tại khu vực xung quanh đã xảy ra trên 17 cơn động đất, trong đó cường độ lớn nhất là 4,7 độ Richter vào ngày 15/5/2014.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Miễn giảm thuế thu nhập 30 năm đối với dự án đầu tư vào Trung tâm tài chính quốc tế

Miễn thuế thu nhập cá nhân cho các lao động có trình độ chuyên môn…

1 giờ ago

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

3 giờ ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

3 giờ ago

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

4 giờ ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

4 giờ ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

4 giờ ago