80% nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm

Nguồn nước ngầm ở Trung Quốc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước có thể sử dụng được ngày càng ít. Tạp chí “Môi trường và cuộc sống” gần đây có đăng bài viết với tiêu đề “Bảo vệ nguồn nước ngầm, Trung Quốc không có đường lui” cho biết, 80% nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước đã đến mức vô cùng cấp bách.

(Ảnh: JungleNews/commons.wikimedia)

Theo bài báo, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nông  nghiệp, dân số và tốc độ thành thị hóa tăng nhanh, không chỉ nước ở tầng bề mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng trên diện tích lớn, mà nguồn nước ngầm cũng bị các vật chất gây ô nhiễm làm tổn thương không hề nhẹ.

Theo báo cáo đưa ra hồi tháng 1/2016, theo số liệu kiểm tra tại 2.103 giếng nước ngầm ở các nơi trên toàn Trung Quốc, nước loại IV chiếm 32,9%, loại V chiếm 47,3%, tổng hai loại là 80,2%.

Tiêu chuẩn phân chia chất lượng nước của Trung Quốc bao gồm: chất lượng nước loại I, II, III là loại nước có chất lượng đạt tiêu chuẩn thích hợp dùng để ăn uống, sinh hoạt; loại IV là loại nước dùng trong công nghiệp và không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người; loại V là loại nước dùng trong nông nghiệp và nước dùng cho cảnh quan có yêu cầu thông thường.

Như vậy, hơn 80% nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể trực tiếp sử dụng.

Khu tự trị Ninh Hạ là nơi có tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhất, 100% nước ngầm không thể trực tiếp sử dụng. Các khu vực như Nội Mông, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, nguồn nước ngầm có thể sử dụng cho sinh hoạt đều dưới 10%.

Bài viết phân tích, nguồn ô nhiễm có thể quy vào 3 loại: nguồn ô nhiễm thành thị, nguồn ô nhiễm công nghiệp, nguồn ô nhiễm từ ngành nông nghiệp.

Nguồn ô nhiễm thành thị, chủ yếu là do sự mở rộng thành thị nhanh chóng, dẫn đến lượng nước bẩn thải ra từ những nơi này tăng nhanh, do nguồn vốn đầu tư không đủ, các công trình xử lý nước bẩn lạc hậu, duy tu bảo dưỡng không kịp thời, v.v, làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Nguồn ô nhiễm từ ngành công nghiệp, tức là nói về ngành công nghiệp hóa dầu, thăm dò, khai thác, sản xuất và các bãi chất thải cũng như các trạm xăng dầu bị rò rỉ, v.v, khiến cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Nguồn ô nhiễm từ ngành nông nghiệp, do sử dụng lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bên cạnh đó nhiều khu vực còn sử dụng nước bẩn để tưới tiêu trong thời gian dài, nên đã tạo thành ô nhiễm môi trường nước trên đồng ruộng và nước ngầm.

Năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua “Quy hoạch ngăn ngừa nguồn nước ngầm ô nhiễm trên toàn quốc”, bản quy hoạch đã chỉ ra, nguồn nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau bởi các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ độc hại, nó đã thể hiện ra bề mặt, từ nông đến sâu, không ngừng mở rộng từ thành thị đến nông thôn và mức độ ô nhiễm có xu thế ngày càng nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm ở miền Bắc lớn hơn ở miền Nam.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

8 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

55 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago