Quân đội Trung Quốc được coi là một trong những khu vực hủ bại nghiêm trọng nhất, hiện tượng mua quan bán chức trở lên phổ biến. Tạp chí Lợi ích Quốc gia tại Mỹ mới đây có bài viết chỉ ra, bê bối mua quan bán chức trong quân đội đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy, trong hệ thống quân đội nước này, tiêu chuẩn để có được chức vị cao không phải là do năng lực quyết định, mà là dựa vào tài lực.
Hôm 14/7, Tạp chí The National Interest đưa tin, bê bối mua quan bán chức trong quân đội ĐCSTQ cho thấy, trong hệ thống quân đội, tiêu chuẩn để có chức vị cao không quyết định bởi năng lực, mà là dựa vào tiền nhiều hay ít.
Tờ Nam Hoa Tảo báo (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin, hơn 70 quan chức cấp cao đương chức và nghỉ hưu bị giáng cấp do “hối lộ mua quan”, trong danh sách này có một tướng lĩnh cấp cao và hai Trung tướng, bản tin nói họ có liên quan đến cựu Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ Phòng Phong Huy, người đang ngồi tù vì tham nhũng.
Một người là thế hệ đỏ thứ 2, từng công tác trong hệ thống quân đội ĐCSTQ tiết lộ với tờ Epoch Times rằng, thông tin cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ĐCSTQ Thường Vạn Toàn bị giáng cấp là đáng tin cậy, “Tình hình mà tôi biết được là, toàn quân đội có hơn 70 vị tướng lĩnh bị xử phạt giáng cấp vì mua quan bán chức giống như Cốc Tuấn Sơn, chỉ riêng Quân khu Bắc Kinh đã có hơn 40 người, có người bị giáng cấp rất mạnh, từ Chính quân (thông thường mang hàm Thiếu tướng) giáng xuống Chính doanh (quân hàm thường là Trung tá hoặc Thiếu tá)”.
Tờ Washington Post trích dẫn lời của một quan chức Hải quân của ĐCSTQ đã nghỉ hưu nói, hầu hết các quan chức cấp cao bị giáng cấp đều liên quan đến Phòng Phong Huy và đều là chức vụ ‘Chính uỷ” hoặc Hậu cần. “Xử phạt mới nhất này cũng là nương tay, họ đều không bị tống vào tù. Họ đều là thuộc cấp của Phòng Phong Huy, và Phòng Phong Huy lại là người dưới chướng Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.”
Một nguồn tin khác nói với Washington Post rằng, “Trong số đó có 44 người thuộc Quân khu Bắc Kinh”, từ năm 2007 đến 2012, Phòng Phong Huy đảm nhậm chức Tư lệnh viên Quân khu Bắc Kinh, “Những người này hối lộ Phòng Phong Huy để được thăng chức, một số người khác thì hối lộ sau khi Phòng Phong Huy được thăng chức làm Tổng tham mưu trưởng.”
Tạp chí National Interest phân tích, quân đội ĐCSTQ bắt nguồn từ nông dân, trải qua chặng đường lâu dài, đến ngày nay quân đội ĐCSTQ tuyên bố có được vũ khí công nghệ cao, nhưng nhược điểm chí mạng của họ vẫn là sự hủ bại.
Quân đội ĐCSTQ nói họ là “bộ đội tác chiến”, chẳng bằng nói họ là một “doanh nghiệp”. Quân đội có nhà máy, bệnh viện, bất động sản, tất cả những thứ này đều tạo cơ hội cho tham nhũng hủ bại nảy sinh.
National Interest trích dẫn một bài bình luận nói, “Ngay cả người nhập ngũ tòng quân cũng phải thường xuyên chi tiền, đặc biệt lại ở các vùng nông thôn, đi lính được cho là một chức nghiệp có tiền đồ và là con đường thoát khỏi nghèo khó. Một phóng viên đóng giả có con đi lính để hỏi về giá cả, và được báo giá là 80.000 Tệ đến 90.000 Tệ (khoảng 11,6 nghìn USD đến 13,08 nghìn USD), đương nhiên, giá cả bao nhiêu cũng tuỳ thuộc vào việc việc tìm được các ‘cửa’ khác nhau.”
“Hối lộ quan chức cấp cao để được thăng cấp, đây dường như là điều thường thấy trong quân đội ĐCSTQ”, theo tin đồn được lan truyền, mua quan bán chức trong quân đội là giá thật và công khai, Thiếu tướng từ 5 triệu Tệ đến 10 triệu Tệ, Trung tướng từ 10 triệu Tệ đến 30 triệu Tệ; ngoài ra còn có cạnh tranh khi có người trả giá cao hơn, từng có Thiếu tướng Quân khu vì muốn tăng hàm Trung tướng, nên đã hối lộ 10 triệu Tệ, và được cấp trên gật đầu, nhưng không ngờ đã bị Thiếu tướng khác trả giá 20 triệu Tệ để giành lấy, cuối cùng người trả giá cao sẽ được.
Năm 2012, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã phát động phong trào chống tham nhũng trong quân đội. Theo truyền thông của ĐCSTQ đưa tin, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, có hơn 13.000 quan chức quân đội bị trừng phạt vì tham nhũng.
Trong thời gian mà Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng “ngã ngựa”, hơn 100 quan chức bị điều tra xử lý, trong đó phần lớn là thân tín của hai người này. Trong đợt thanh trừng tiếp sau đó, vai trò của Phòng Phong Huy và Trương Dương cũng tương tự như Từ, Quách; Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tổng Chính trị, Quân khu Bắc Kinh, Quân khu Quảng Châu mà Phòng Phong Huy và Trương Dương từng chủ quản đều trở thành những nơi bị “càn quét” nặng nề bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.
Trí Đạt
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…