Các cuộc biểu lớn nổ ra ở khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc, với đám đông la hét những người bảo vệ mặc đồ bảo hộ sau khi một vụ hỏa hoạn chết người khiến quần chúng phẫn nộ về chính sách phong tỏa COVID-19 kéo dài, theo Reuters đưa tin.
Đám đông hô vang “chấm dứt phong tỏa!”, giơ nắm đấm khi họ đi xuống phố, theo video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc vào tối thứ Sáu.
Các video cho thấy mọi người trong một quảng trường cất lời hát “Vùng lên! Hỡi những ai không chịu làm nô lệ!” trong khi những người khác hét lên rằng họ muốn được thoát khỏi tình trạng phong tỏa.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt khu vực Tân Cương rộng lớn trong vòng phong tỏa lâu nhất của đất nước, với nhiều người trong số 4 triệu cư dân của Urumqi bị cấm rời khỏi nhà của họ trong vòng 100 ngày. Thành phố đã báo cáo khoảng 100 ca nhiễm mới mới mỗi ngày trong 2 ngày qua.
Tân Cương là nơi sinh sống của 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu là theo Hồi Giáo. Các nhóm nhân quyền và chính phủ phương Tây lâu nay vẫn thường cáo buộc Bắc Kinh ngược đãi các nhóm tín ngưỡng này cũng như đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm cả việc cưỡng bức lao động trong các trại tập trung. Trung Quốc cho đến nay vẫn kiên quyết bác bỏ những cáo buộc như vậy.
Các cuộc biểu tình ở Urumqi diễn ra sau vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà cao tầng ở đó khiến hàng chục người thiệt mạng vào đêm thứ Năm 24/11. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thông báo có 10 người thiệt mạng, nhưng thông tin từ dân chúng cho thấy con số có thể lên đến khoảng 40 người.
Các nhà chức trách cho biết cư dân của tòa nhà đã có thể đi xuống cầu thang. Nhưng mà theo các video về cảnh tháo chạy và cấp cứu, được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, thì nhiều người dùng internet phỏng đoán rằng cư dân không thể thoát ra ngoài kịp thời vì tòa nhà đã bị khóa, hoặc bị khóa một phần vì chính sách phòng dịch cúm Vũ Hán (COVID-19) hà khắc.
Các quan chức Urumqi đột ngột tổ chức một cuộc họp báo vào đầu giờ Thứ Bảy, phủ nhận rằng nguyên nhân cái chết là do phong tỏa dịch Vũ Hán COVID đã cản trở trốn chạy và cứu hộ, nhưng cũng cam kết rằng họ sẽ điều tra thêm. Một quan chức nói cư dân lẽ ra có thể thoát ra ngoài nhanh hơn nếu họ chịu khó tìm hiểu về công tác phòng cháy chữa cháy.
Dali Yang, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho biết thái độ “đổ lỗi cho nạn nhân” như vậy sẽ khiến mọi người tức giận hơn. Ông nói với Reuters: “Niềm tin của dân chúng sẽ ngày càng giảm sút”.
Người dùng Weibo của Trung Quốc đã mô tả vụ việc là một thảm kịch xuất phát từ việc Trung Quốc kiên trì tuân thủ chính sách zero-COVID, và cho rằng thảm kịch này có khả năng xảy ra với bất kỳ ai. Không nhận lỗi, không cải thiện, thì vẫn là còn khả năng tái diễn.
Một số chỉ ra những điểm tương đồng của nó với vụ tai nạn chết người vào tháng 9 của một chiếc xe buýt cách ly COVID.
“Không có gì có thể cải thiện được tình huống sao,” một bài luận đã lan truyền trên WeChat vào Thứ Sáu, đặt câu hỏi về tường thuật chính thức về vụ cháy chung cư Urumqi.
Trung Quốc bảo vệ chính sách zero-COVID tiêu biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình với luận điểm rằng đó là cứu mạng và cần thiết để ngăn chặn hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải. Các quan chức đã tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của công chúng và tác động ngày càng trầm trọng của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù gần đây ĐCSTQ đã có điều chỉnh một số biện pháp của mình, rút ngắn thời gian cách ly và thực hiện các bước có mục tiêu khác. Nhưng các triển khai đó được diễn ra vừa vặn cùng lúc với số ca nhiễm bệnh gia tăng, kết cục đã gây ra nghi ngờ, hoang mang và bất ổn lan rộng ở các thành phố lớn, bao gồm cả Bắc Kinh, nơi nhiều cư dân còn đang bị cách ly ở nhà.
Hiện nay Trung Quốc ghi nhận 34.909 ca mắc tại địa phương hàng ngày, kỷ lục thứ ba liên tiếp trong quá trình dịch bệnh từ năm 2019, với tình trạng lây nhiễm lan rộng ở nhiều thành phố, dẫn đến việc phong tỏa trên diện rộng và các biện pháp kiềm chế khác đối với hoạt động đi lại và kinh doanh.
Thượng Hải, thành phố đông dân nhất và trung tâm tài chính của Trung Quốc, đã thắt chặt các yêu cầu kiểm tra vào thứ Bảy khi vào các địa điểm văn hóa như bảo tàng và thư viện, yêu cầu mọi người xuất trình kết quả xét nghiệm COVID âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ, giảm so với 72 giờ trước đó.
Công viên Triều Dương của Bắc Kinh, nơi nổi tiếng với những người chạy bộ và dã ngoại, lại đóng cửa sau một thời gian ngắn mở cửa trở lại.
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…