Ngày 15/2, “Phong trào Tóc trắng” của người cao tuổi nghỉ hưu nổ ra ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc), Đại Liên và An Sơn (tỉnh Liêu Ninh) trong cùng ngày, để phản đối chính sách cải cách BHYT. Tối hôm đó, chính quyền Trung Quốc đã ra công văn, yêu cầu nâng cao “cảm giác có được, cảm giác hạnh phúc và cảm giác an toàn” của người dân.
Ngày 15/2, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra ở Vũ Hán, Đại Liên và An Sơn trong cùng ngày. Một lượng lớn công dân nghỉ hưu biểu tình bảo vệ quyền lợi của họ và phản đối chính sách cải cách BHYT. Những người lớn tuổi ở Vũ Hán đã 2 lần tụ tập để phản đối vào ngày 8 và 15/2.
Ngày 15/2, nhiều người cao tuổi ở Tp. Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) một lần nữa xuống đường phản đối chính sách cải cách y tế và tập trung trước cổng công viên Trung Sơn. Cảnh sát đã đến hiện trường xua đuổi. Trong quá trình này có người già ngã xuống đất, người dân hát “quốc ca” và “đoàn kết là sức mạnh” để bày tỏ sự phản đối, trong đám đông có người hô “Đả đảo Đảng Cộng sản”.
Cùng ngày, một số lượng lớn công dân đã về hưu đã tập trung tại Đại Liên và An Sơn, tỉnh Liêu Ninh để biểu tình. Có rất nhiều đám đông tại địa điểm biểu tình ở Đại Liên. Họ tập trung tại Quảng trường Nhân dân trước trụ sở chính quyền thành phố và hát bài “quốc ca” để yêu cầu chính quyền đình chỉ cải cách BHYT. Một lượng lớn cảnh sát đã xuất hiện tại hiện trường. Có người đối mặt với cảnh sát và nói: “Thật không dễ dàng cho người dân! Chúng tôi đã sống sót sau Cách mạng Văn hóa, Chúng tôi đã không chết trong dịch bệnh này, vậy tại sao chính quyền Đại Liên lại cử cảnh sát đến đối phó với người dân? Hãy nghe tiếng kêu của những người dân thường? Nhìn kìa! Bộ đội đặc chủng đã đến rồi!”
Cùng ngày, những người về hưu của Tập đoàn Gang thép An Sơn ở thành phố An Sơn, thủ phủ thép của Trung Quốc, cũng đã đến chính quyền thành phố sở tại để bảo vệ quyền lợi và “thắc mắc” về vấn đề BHYT. Kết quả là nhiều người cao tuổi đã bị cảnh sát trực tiếp đưa lên xe buýt và áp giải đi. Sau đó, một lượng lớn cảnh sát và xe cảnh sát xuất hiện tại hiện trường, bầu không khí vô cùng khác thường.
(Nội dung tweet: Vũ Hán, Đại Liên, rồi đến Nhà máy thép An Cương (ở An Sơn). Tập trung biểu tình phản đối cải cách BHYT ngày 15/2.)
Vào tối ngày 15/2, trang web chính thức của Cục Quản lý An ninh Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Thông báo của Văn phòng Cục Quản lý An ninh Y tế Quốc gia về việc cải thiện hơn nữa việc kết hợp các hiệu thuốc bán lẻ được chỉ định vào việc quản lý tổng thể các phòng khám ngoại trú”.
Thông báo cho biết , “Cải cách cơ chế bảo đảm hỗ trợ lẫn nhau về BHYT ngoại trú cho mọi người là một sáng kiến lớn do Trung ương Đảng và Quốc vụ viện đưa ra và triển khai”, bao gồm “các nhà thuốc bán lẻ được chỉ định đưa vào quản lý chung của các phòng khám ngoại trú là một phần quan trọng của cải cách, có lợi cho việc cải thiện sự thuận tiện và khả năng tiếp cận điều trị y tế và mua thuốc cho người tham gia bảo hiểm.”
Thông báo yêu cầu các bộ phận BHYT ở nhiều nơi “phải nâng cao lập trường chính trị”, “thống nhất tư tưởng và nhận thức”, tăng cường “cảm giác có được, cảm giác hạnh phúc, cảm giác an toàn của người dân”.
Đồng thời, yêu cầu ngành BHYT các cấp cũng cần có biện pháp hữu hiệu để “khuyến khích các nhà thuốc bán lẻ được chỉ định đủ điều kiện tự nguyện đăng ký khai thông dịch vụ ngoại trú, đảm bảo việc sử dụng thuốc cho người khám bệnh tham gia BHYT”. Đồng thời cũng yêu cầu các sở BHYT địa phương phải làm tốt công việc tối ưu hóa các điều kiện đăng ký, cải thiện quy trình dịch vụ, v.v.
Theo Đài Châu Á Tự do (RFA) đưa tin, ngoại giới tin rằng tài liệu do Văn phòng Cục Quản lý An ninh Y tế Quốc gia Trung Quốc ban hành hôm 15/2 là một biện pháp cải thiện bị buộc phải đưa ra sau sự phản đối của người dân. Việc chính thức đưa các nhà thuốc bán lẻ chỉ định vào các phòng khám ngoại trú “nhằm ngăn chặn việc người lớn tuổi mắc bệnh mãn tính phải đến phòng khám ngoại trú để nhận thuốc vì tài khoản cá nhân của họ không có tiền mua thuốc, gây ra một cuộc chạy chữa khác.“
Về mục đích điều chỉnh chính sách y tế ở các nơi của Trung Quốc, bà Nhậm Thụy Hồng (Ren Ruihong), cựu giám đốc dự án cứu trợ bệnh hiểm nghèo của Tổ chức Chữ thập đỏ Trung Quốc, nói với RFA rằng cải cách BHYT này là một biện pháp được chính phủ thực hiện sau 3 năm phong tỏa chống dịch, rõ ràng là quỹ BHYT không đủ, vì phần lớn kinh phí chống dịch của tỉnh thành được chi từ quỹ BHYT.
Bà Nhậm Thụy Hồng nói, “Bản thân Trung Quốc đang già hóa nghiêm trọng, cộng với nhiều năm phong tỏa đã dẫn đến quỹ BHYT thiếu hụt nghiêm trọng. Trong trường hợp này, họ chỉ có thể giảm phần chi phí BHYT cho mọi người và tăng các chi phí cá nhân lên một cách trá hình.”
Bà cho biết, cải cách y tế của Trung Quốc luôn được thực hiện từ trên xuống, các bộ phận liên quan sau khi tham khảo ý kiến sẽ đưa ra các văn bản, mặc dù thỉnh thoảng họ đưa ra các thông báo để trưng cầu ý kiến nhưng sẽ không có bất kỳ tác động nào đối với các chính sách đã được đưa ra trước. Tuy nhiên, “Phong trào Giấy trắng” đã cho người dân thấy rằng phản kháng sẽ tác dụng. “Phong trào Tóc trắng” xác thực liên quan đến cuộc sống của nhiều người lớn tuổi. Hơn nữa, rất nhiều người lớn tuổi đã qua đời trong một thời gian ngắn, trong trường hợp này, BHYT của họ không đủ dùng, nên cảm giác thiết thân nhất của họ là họ không sống tiếp được nữa.”
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…