Những ngày gần đây, thông tin về công ty xét nghiệm axit nucleic COVID-19 của Trung Quốc đã chi 21,8 tỷ RMB (khoảng 3 triệu USD) cho việc quản lý tài chính đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Thị trường cổ phiếu hạng A có hơn chục “cổ phiếu khái niệm axit nucleic”. Những công ty hàng đầu bao gồm KingMed Medicine, Dian Diagnostics, Da’an Gene, Andon Health, v.v. Trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài 3 năm, các công ty này đã được hưởng lợi từ chính sách phòng chống dịch zero-COVID của ĐCSTQ và kiếm được rất nhiều tiền, mang lại thu nhập khổng lồ cho cháu trai ông Giang Trạch Dân cùng các ‘thái tử đảng’ khác.
Đại dịch COVID kéo dài 3 năm, chính sách zero-COVID đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất và kinh doanh của Trung Quốc. Làn sóng đóng cửa doanh nghiệp khốc liệt đã gây ra nạn thất nghiệp khiến nhiều người hoảng sợ.
Tuy nhiên, một số công ty có chung lợi ích với việc xét nghiệm axit nucleic và vắc-xin thì ngược lại, lợi nhuận của họ đã tăng lên nhiều lần trong vài năm qua.
Theo báo cáo, Andon Health (Y tế Cửu An), một công ty bán bộ dụng cụ kháng nguyên lớn, đã nhận được những đơn đặt hàng khổng lồ trị giá hàng chục tỷ từ thị trường nước ngoài vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Doanh thu của Công ty Y tế Cửu An năm 2022 cao tới 26,32 tỷ RMB (khoảng 3,63 triệu USD), tăng 997,80% so với năm 2021. Lợi nhuận ròng của họ năm 2022 cao tới 16,03 tỷ RMB (khoảng 2,21 tỷ USD), tăng 1.664,19% so với năm trước. Tổng tỷ suất lợi nhuận đạt mức đáng kinh ngạc 79,6%.
Tối ngày 31/1 năm nay, Y tế Cửu An thông báo rằng họ có kế hoạch sử dụng 17 tỷ RMB (khoảng 2,35 tỷ USD) để ủy thác quản lý tài chính, và 3 tỷ RMB (khoảng 414 triệu USD) để đầu tư chứng khoán. 2,5 tháng sau, quỹ quản lý tài sản của công ty đã tăng thêm 1,8 tỷ RMB (khoảng 248 triệu USD).
Một nhà đầu tư cho biết, trên thị trường cổ phiếu hạng A, không có nhiều công ty chi số tiền khổng lồ 21,8 tỷ nhân dân tệ cho việc đầu tư và quản lý tài chính.
Ngoài Y tế Cửu An, công ty hàng đầu về xét nghiệm axit nucleic “KingMed Medicine” (Y học Kim Vực) cũng được chú ý trở lại.
KingMed được thành lập vào năm 2006 và được niêm yết chính thức trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào ngày 8/9/2017. Ông Chung Nam Sơn, học giả của ĐCSTQ, là một trong những người sáng lập công ty này, hiện đang là chủ tịch của Ủy ban Học thuật Y khoa KingMed.
CDB Boyu là một trong những cổ đông lớn của KingMed. Trong khi người kiểm soát thực tế Boyu Capital là ông Giang Chí Thành, cháu trai của ông Giang Trạch Dân.
Ba năm sau đại dịch, KingMed đã chuyển mình từ một công ty xét nghiệm y tế bên thứ 3 vô danh thành “ông vua xét nghiệm axit nucleic toàn cầu”. Trong 3 năm xảy ra dịch bệnh, tổng doanh thu của KingMed là 35,664 tỷ RMB (khoảng tỷ 4,9 tỷ USD). Trong khi 3 năm trước khi xảy ra dịch bệnh, tổng doanh thu chỉ là 13,586 tỷ RMB (khoảng 1,87 tỷ USD).
Vậy làm thế nào các công ty xét nghiệm COVID này lại phát tài nhờ quốc nạn? Tháng 2/2022, học giả Harvard Hoàng Vạn Thịnh, người từng tham gia nghiên cứu tại Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, đã tiết lộ sự thật tại một cuộc họp kín.
Theo một đoạn ghi âm bị rò rỉ trên Internet, ông Hoàng Vạn Thịnh cho biết, ĐCSTQ đã áp dụng chính sách phòng chống dịch zero-COVID để thu lợi lớn. Một tập đoàn đã kiếm được 670 tỷ RMB (khoảng 92,4 tỷ USD) chỉ từ việc xét nghiệm axit nucleic.
Ông Hoàng Vạn Thịnh nhấn mạnh rằng không có quốc gia nào trên thế giới sử dụng phương pháp này để tiến hành miễn dịch. Kiểu phòng chống dịch này chỉ nhằm mang lại lợi ích cho các nhóm lợi ích của ĐCSTQ.
“‘Găng tay trắng’ của các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và các thành viên gia đình họ đã nhúng tay vào thuốc xét nghiệm axit nucleic. Vì vậy chỉ cần có 1 hoặc 2 trường hợp dương tính, toàn bộ khu vực sẽ phải tiến hành xét nghiệm axit nucleic cho toàn bộ dân cư. Bởi những gì họ muốn là mua nhiều thuốc xét nghiệm axit nucleic, như vậy sẽ thu được lợi ích rất lớn.”
Chính sách zero-COVID của ĐCSTQ trong 3 năm qua đã ngăn cản những người bình thường ra ngoài làm việc kiếm tiền. Họ còn phải liên tiếp làm xét nghiệm axit nucleic và tiêm chủng. Để ngăn người dân bị bỏ sót, chính quyền ĐCSTQ còn phát minh ra thẻ thông hành “mã xanh”.
Hơn một tỷ người dân ở đất nước này buộc phải liên tục ngoáy mũi xét nghiệm. Đồng thời, doanh thu từ việc bán thuốc xét nghiệm đã chảy vào túi của các ‘thái tử đảng’.
Ví dụ, KingMed đã liên tiếp thực hiện xét nghiệm axit nucleic tại 31 tỉnh, thành phố, Hồng Kông, Ma Cao và các địa điểm khác trên toàn quốc. Kể từ năm 2020, hiệu quả kinh doanh của công ty này đã tăng lên đáng kể.
Dữ liệu cho thấy vào năm 2020, KingMed đạt thu nhập hoạt động khoảng 8,244 tỷ RMB (khoảng 1,14 tỷ USD), tăng 56,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 quý đầu năm 2021, KingMed đạt doanh thu 8,617 tỷ RMB (khoảng 1,19 tỷ USD), tăng 47,87% so với cùng kỳ năm trước, quy mô doanh thu đạt mức cao nhất trong cùng kỳ lịch sử.
Trong khi KingMed đạt được lợi nhuận khổng lồ, CDB Boyu đã nhiều lần giảm lượng nắm giữ tiền mặt. Từ năm 2019 – 6/2021, công ty này đã 4 lần giảm lượng nắm giữ và rút ra tổng cộng 3,593 tỷ RMB (khoảng 495 triệu USD).
Tháng 9/2021, CDB Boyu đã giảm lượng nắm giữ lần cuối, thu về 272 triệu RMB (khoảng 37,5 triệu USD). Tỷ lệ sở hữu cổ phần giảm từ 14,44% ban đầu xuống 0 và không còn nắm giữ cổ phần của KingMed.
Nhìn vào quá trình phát triển của Boyu, có thể thấy rằng tập đoàn này luôn đầu tư vào một công ty trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), sau đó họ sẽ bán cổ phần sau khi công ty ra mắt công chúng. Thông qua quá trình đầu tư và bán này, Boyu đã thu được lợi tức đầu tư gấp nhiều lần.
Người trong ngành cho biết, kỹ thuật kiếm tiền của Boyu không phải do đầu tư tốt, mà là dựa vào ảnh hưởng của gia tộc đỏ của mình, hy sinh lợi ích của vô số cổ đông để đổi lấy lợi ích cá nhân của các ‘thái tử đảng’.
Họ giành được lợi nhuận bằng cách mua với giá thấp và bán với giá cao, kết thúc thường là kiếm lời từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bộ ba “xoay vòng tiền, rút tiền và rời đi” luôn là cách kiếm tiền của Boyu.
Một nhà đầu tư cấp cao từng nói với Reuters rằng luật chơi ở thị trường Trung Quốc rất đơn giản, “chỉ cần quen biết đúng người là được. Đây là lý do vì sao lại đầu tư vào quỹ của các ‘thái tử đảng'”.
Ngày 23/2/2021, tờ Wall Street Journal của Mỹ có bài chỉ ra, gia đình ông Giang Trạch Dân đã đẩy nhanh việc chuyển tài sản ra nước ngoài. Theo thông tin, hai người đồng sáng lập của Boyu Capital đã di cư đến Singapore, theo đó hoạt động kinh doanh của công ty này cũng dần chuyển từ trụ sở chính ở Hồng Kông sang Singapore. Nguồn tin cũng cho biết lý do chính của việc chuyển Boyu đến Singapore là lo lắng ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân (khi đó 94 tuổi) đang dần suy giảm, vì thành công của Boyu là nhờ bệ đỡ từ ông Giang.
Theo Aboluowang
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…