Gần đây, đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Tập đoàn Sinopharm Holdings, ông Vu Thanh Minh (Yu Qingming) tiết lộ rằng một năm trước, các giám đốc điều hành của Sinopharm đã tiêm vắc-xin và kháng thể vẫn duy trì ở mức cao sau một năm. Thông tin làm nóng dư luận Trung Quốc, đặt ra câu hỏi về thời điểm vắc-xin được phát triển và nguồn gốc của chủng virus.
Ngày 4/3, tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin, ông Vu Thanh Minh tiết lộ rằng vào tháng 3/2020, các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ của tập đoàn Sinopharm đã được tiêm phòng. Sau một năm liên tục theo dõi, hiện tại lượng kháng thể vẫn được duy trì ở mức cao, không có sự suy giảm đáng kể.
Ông Vu cũng tuyên bố rằng tập đoàn hiện là nhà sản xuất vắc-xin virus corona mới lớn nhất thế giới, cung cấp gần 100 triệu liều vắc-xin virus corona mới (Covid-19, virus Trung Cộng) cho cả trong và ngoài nước. Hơn 60 triệu liều đã được tiêm và không có phản ứng bất lợi nghiêm trọng nào liên quan đến vắc-xin này được tìm thấy.
Theo như ĐCSTQ công khai thừa nhận, viêm phổi Vũ Hán bùng phát là vào tháng 1/2020, và thành phố Vũ Hán bất ngờ thông báo phong tỏa vào ngày 23/1/2020. Như vậy thì, vắc-xin kháng virus corona mới của Sinopharm đã được phát triển chỉ sau vỏn vẹn hai tháng, hơn nữa lại đã được tiêm phòng cho các lãnh đạo cấp cao. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngờ mạnh mẽ từ ngoại giới.
Ông Trần, một người thuộc giới trí thức, sống gần Chợ Thủy sản Hoa Nam ở Vũ Hán, nói với phóng viên của Epoch Times rằng từ quan điểm của thời gian phát triển vắc-xin, chỉ hai tháng đã cho ra được vắc-xin, điều này rõ ràng là không thể nào, đây vẫn là ĐCSTQ đang muốn tiếp tục dối trá và lừa bịp người dân.
Ông phân tích, “Vì vắc-xin ở Trung Quốc Đại Lục hiệu quả thấp, có nhiều chống chỉ định, hơn nữa phản ứng có hại liên tiếp bị báo cáo, nên phần lớn người dân không dám tiêm. Do đó, cần phải nói bóng nói gió rằng đã cho người dùng thử cách đây 1 năm rất an toàn và hiệu quả. Việc này hoàn toàn vì mục đích chính trị, coi thường khoa học thường thức, không lấy tính mạng của người dân làm trọng. Theo như tuyên truyền của đảng ‘Nhân dân trên hết, sinh mạng trên hết’ thì quả là quá khác xa!”
Vào tháng Ba năm ngoái, tờ Tân Hoa Xã từng đăng một bài báo “Khoa học: Tại sao quá trình phát triển vắc-xin virus corona mới lại quá chậm”, nội dung viết: “Phát triển vắc-xin là một công việc tốn nhiều thời gian, đầu tư cao và rủi ro cao. Nó đòi hỏi thiết kế sơ bộ, thử nghiệm động vật và qua tổng cộng ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tùy thuộc vào loại virus và con đường công nghệ được áp dụng, nó (phát triển vắc-xin) thường ngắn nhất là từ 3 đến 5 năm và lâu nhất là hơn 10 năm trước khi có thể được đưa ra thị trường.”
Bài báo cũng nói rằng việc phát triển một loại vắc-xin trước tiên phải có hiểu biết đầy đủ về bản thân virus mới có thể “nhắm mục tiêu” nghiên cứu.
Ông Trần nói rằng nếu virus đến từ Viện virus học, thì không loại trừ việc họ đã phát triển vắc-xin chống lại virus song song với phát triển virus. Nếu đúng như vậy, vụ bùng phát có khả năng là do tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Một luật sư ở Trung Quốc Đại Lục không tiện xưng danh cũng có quan điểm tương tự. Ông nói với Epoch Times rằng ông đã nhìn thấy điều đó ở các báo cáo của các cơ quan tuyên truyền Đại Lục, “Phòng thí nghiệm đã phát triển loại virus corona mới, và báo cáo (việc phát triển) đã thành công, do đó vắc-xin được phát triển có thể là trước khi dịch bùng phát.”
Ông cũng nói rằng liên quan đến virus corona mới, một quan điểm tương đối phổ biến trên Internet là phòng thí nghiệm đã xảy ra một vụ rò rỉ virus do kiểm soát lỏng lẻo và gây ra đại dịch bùng phát. Về phần những cái khác có cố ý hay không thì không thể loại trừ 100% khả năng.
Cư dân mạng cũng đang yêu cầu được biết sự thật. Cư dân mạng Đông Phương cho rằng tin tức này lại là một đòn giáng nặng nề nữa đối với khả năng virus đến từ phòng thí nghiệm! “Những người trong ban lãnh đạo của họ đã được tiêm vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán một năm trước. Vậy thì, vắc-xin bắt đầu được phát triển khi nào? Chủng virus đến từ đâu?”
Gần đây, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, cựu Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Peru, nhà sinh vật học Ernesto Bustamante cho biết trên một chương trình truyền hình địa phương vào tuần trước, rằng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Sinopharm phát triển, tỷ lệ hiệu quả của thử nghiệm lâm sàng đợt 3 ở Peru chỉ đạt 33%. Một loại vắc-xin khác do Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh phát triển có hiệu quả chỉ 11,5%, thấp hơn nhiều so với hiệu suất 80% mà Sinopharm tuyên bố.
Ngay sau đó, Bộ Y tế Peru đã đưa ra thông báo vào ngày thứ Sáu, công khai bào chữa cho Tập đoàn Sinopharm, và trích dẫn tỷ lệ hiệu quả 79,34% thu được từ thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Sinopharm trước đó tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, giới chức Peru cho đến nay lại vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về quá trình thử nghiệm lâm sàng hai loại vắc-xin trên của Tập đoàn Sinopharm tại chính quốc gia này.
Cựu trưởng dự án cứu chữa bệnh hiểm nghèo của Hiệp hội Chữ thập đỏ Trung Quốc Nhâm Thụy Hồng (Ren Ruihong) cũng cho biết, dữ liệu lâm sàng về vắc-xin của Sinopharm cho đến nay vẫn chưa được công khai. Bà cho rằng việc truyền thông nước ngoài phơi bày tài liệu biểu hiện “hiệu quả tệ hại” của các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, điều này là hoàn toàn nằm trong dự liệu, bởi vì công nghệ vắc-xin bất hoạt được sử dụng trong sản xuất vắc-xin nội địa ở Trung Quốc được phát triển với những chủng virus sớm nhất, mà virus giờ đây đã có một số lượng lớn các biến thể, do đó tác dụng sẽ nhanh chóng bị suy yếu.
Bảo Minh (t/h)
Xem thêm:
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…