Chuyên gia ở TQ nói vắc-xin cần tiêm mũi thứ 3, chuyên gia ở Mỹ đặt câu hỏi

Gần đây, một giám định viên của Bệnh viện số 8 Thiểm Tây, Trung Quốc bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm 2 liều vắc-xin nội địa. Câu trả lời về sự việc này của giám đốc CDC Trung Quốc đã làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc.

Vắc-xin do Trung Quốc sản xuất (Ảnh: Weibo Tập đoàn kỹ thuật sinh vật quốc gia Trung Quốc (CNBG) thuộc Sinopharm)

Giám định viên họ Lưu tại khu vực cách ly của Bệnh viện số 8 Tây An, Thiểm Tây cho biết, vào ngày 18/3, anh được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Thông tin này khiến một số lượng lớn cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi, liệu bệnh nhân đã tiêm vắc-xin chưa và hiệu quả như thế nào? Giới chức Trung Quốc trả lời vào ngày 20/3, rằng anh Lưu đã hoàn thành tiêm 2 liều vắc-xin trong nước, và việc bị lây nhiễm sau khi tiêm vắc-xin chỉ là một trường hợp cá biệt, do đó, công chúng không cần hoài nghi về vắc-xin trong nước chỉ vì trường hợp cá biệt này.

Sau đó, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Trung Quốc, ông Cao Phúc đã trả lời trên các kênh truyền thông ĐCSTQ về 3 khả năng có thể xảy ra:

Thứ nhất, các kháng thể được tạo ra trong cơ thể sau khi tiêm chủng, nhưng virus vẫn có thể lây nhiễm lại ở đường hô hấp. “Kháng thể trong cơ thể có thể không tốt như vậy trong việc ngăn ngừa lây nhiễm đường hô hấp.”

Thứ hai, số ít người (như giám định viên họ Lưu nói trên) thuộc đối tượng tiêm chủng không có phản ứng với vắc-xin, vẫn chưa có số liệu thống kê liên quan đến tỷ lệ dân số không có phản ứng.

Thứ ba, họ có thể đã được tiêm hai mũi vắc-xin bất hoạt, và hiệu giá kháng thể (chỉ nồng độ kháng thể) không đủ, và có thể cần đến mũi thứ 3 .

Đồng thời, ông Cao Phúc cũng cho rằng không thể chỉ vì một vài trường hợp cá biệt mà phủ nhận toàn bộ khả năng bảo vệ chung của vắc-xin.

Chuyên gia Hoa Kỳ: không có lý do nào của chuyên gia Trung Quốc có thể nghe được!

Tờ Epoch Times dẫn lời chuyên gia virus học người Mỹ gốc Hoa, tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một nhà nghiên cứu virus học từng làm việc tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, phân tích và chỉ ra rằng không có lý do nào trong 3 lý do mà ông Cao Phúc đưa ra là có thể nghe được. 

Trước hết, tất cả các loại vắc-xin hiện nay thực chất đều được tiêm bắp thịt nên không kích thích hệ thống niêm mạc sản sinh ra kháng thể. Ông Lâm nói: “Về cơ bản, sau khi tiêm vắc-xin sẽ kích hoạt phản ứng của cơ thể đối với kháng thể hình thái này. Vì vậy, không thể nói rằng những người này vẫn bị nhiễm sau khi được tiêm chủng chỉ vì thiếu phản ứng của niêm mạc.”

Tiến sĩ Lâm nhận định: “Ông Cao Phúc đã đề cập rằng có thể cần đến mũi thứ 3 vắc-xin bất hoạt. Mũi thứ 2 thực tế là một liều tăng cường, nếu như vậy vẫn không tạo ra đủ kháng thể, thì điều đó chứng minh rằng hiệu quả của vắc-xin bất hoạt trước đó là quá thấp, đó là vấn đề về chính chất lượng của vắc-xin”. Ông chỉ ra rằng điều này không nên được sử dụng như một cái cớ để né tránh nói về chất lượng của vắc-xin.

Về giải thích của ông Cao Phúc rằng dữ liệu tiêm chủng chưa được thống kê, ông Lâm tin rằng điều này thực sự không đúng: “Bởi vì Sinovac và Sinopharm, v.v. đã được tiêm trên diện rộng ở Trung Quốc từ mùa hè năm ngoái, đặc biệt là cho những người từ các doanh nghiệp nhà nước, những người đi ra nước ngoài, v.v.. Phía giới chức cho biết gần 20 triệu người đã được tiêm chủng vào đầu năm nay. Việc tiêm chủng quy mô lớn này được thực hiện dưới lệnh cưỡng chế và lệnh hành chính của chính phủ. Vậy thì làm sao không có số liệu thống kê được?

Ông Lâm lấy ví dụ về các nước phương Tây, họ bắt đầu tiêm phòng từ tháng 12 và chỉ trong gần 3 tháng đã có số liệu thống kê. Tuy nhiên, Trung Quốc thực hiện tiêm chủng từ mùa hè năm ngoái, đến nay đã khoảng 9 đến 10 tháng. So với các nước phương Tây, số liệu thống kê của Trung Quốc lẽ ra nên được công bố sớm hơn. Do đó, ông cho rằng ĐCSTQ vẫn đang che giấu dữ liệu và toàn bộ sự việc vẫn chưa được minh bạch.

Chuyên gia cho rằng vắc-xin không hiệu quả có liên quan đến virus biến thể

Theo tiến sĩ Lâm Hiểu Húc, các loại virus biến thể có chức năng thoát miễn dịch của vắc-xin đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm Brazil, Nam Phi, Pháp, Phần Lan, California và New York, Nhật Bản và Philippines ở châu Á cũng có hai biến thể B1.28 và P3.

Ông Lâm cũng chỉ ra rằng “virus đột biến cũng đã dẫn đến việc giảm đáng kể hiệu quả của vắc-xin. Vắc-xin Sinovac có hiệu quả đặc biệt thấp trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Brazil. Điều này rất có thể liên quan đến các biến thể mới phổ biến ở Brazil.” 

Ông cũng chỉ ra rằng “Trung Quốc Đại Lục khó có khả năng miễn nhiễm với loại virus biến thể có chức năng thoát miễn dịch vắc-xin này. Hơn nữa, Đại Lục cũng từng có báo cáo về sự xuất hiện biến thể nhập khẩu từ Nam Phi, bao gồm cả Quảng Châu.”

Tuy nhiên, do các quan chức Trung Quốc cung cấp rất ít thông tin về biến thể của virus, ông Lâm nhận định rằng, mối nguy hiểm lớn nhất ở Trung Quốc thực sự là những biến thể đang lây lan khắp đất nước. Ông nói: “Như vậy, các biến thể đã làm giảm đáng kể khả năng và hiệu quả của các loại vắc-xin hiện tại nhằm vào các biến thể.”

Hiện nay đã có 4 loại vắc-xin nội địa Trung Quốc được phê duyệt đưa ra thị trường, trong đó 3 loại là vắc-xin bất hoạt Covid-19 do Sinovac, Sinopharm và Viện Sinh học Vũ Hán phát triển. Loại còn lại là vắc-xin vectơ Ad5 của CanSino, chỉ cần tiêm một liều duy nhất.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý cơ quan chức năng Trung Quốc chưa công bố nhãn hiệu vắc-xin mà kiểm dịch viên Tây An, Thiểm Tây tiêm chủng. Cùng với việc Hồng Kông tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc cho người dân gần đây, đã có 7 trường hợp tử vong và 2 trường hợp liệt mặt, nôn… sau khi tiêm vắc-xin. Điều này một lần nữa đặt ra câu hỏi về hiệu quả và tác dụng phụ của vắc-xin sản xuất trong nước Trung Quốc.

Chuyên gia: Câu hỏi về hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc Đại lục

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc tin rằng ngoài những mối đe dọa do các biến thể của virus gây ra, thì bản thân hiệu quả của vắc-xin Sinovac và Sinopharm cũng là một vấn đề.

Ông phân tích, vì cả hai loại vắc-xin này đều chưa trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 quy mô lớn ở người dân Trung Quốc, và thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 thực hiện ở nước ngoài. Phản ứng của người dân Trung Quốc đối với vắc-xin như thế nào? Không có dữ liệu về tỷ lệ bảo vệ từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở người dân Trung Quốc.

“Mặc dù đã có một đợt tiêm chủng quy mô lớn trên toàn quốc nhưng trên thực tế, cả các cơ quan chính phủ cũng như Sinovac và Sinopharm đều không đưa ra số liệu thống kê kịp thời về hiệu quả của vắc-xin và những tác dụng phụ do vắc-xin mang lại sau khi hàng chục triệu người được tiêm chủng”,  ông Lâm nói.

Ông cũng nói rằng sau khi khoảng vài triệu người ở Israel được tiêm chủng, sẽ sớm có số liệu thống kê từ cơ quan có thẩm quyền, bao gồm các phản ứng khác nhau sau khi tiêm chủng và tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin. Các cơ quan nghiên cứu và phát triển vắc-xin Trung Quốc và các cơ quan chính phủ cần cố gắng cung cấp những dữ liệu này càng sớm càng tốt, và cần phải có lời giải thích thỏa đáng cho công chúng.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm:

Mộc Lan

Published by
Mộc Lan

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

33 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago