Chuyên gia: Vắc-xin Trung Quốc không có tác dụng chống lại Omicron

Trong bối cảnh Trung Quốc không còn theo chính sách ‘Zero COVID’ và tình hình lây lan chết chóc đang xảy ra trên diện rộng tại nước này, nhiều chuyên gia đã phân tích tình hình cũng như cảnh báo về tiềm ẩn biến chủng mới.

Phòng khám quá tải ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Sau khi nhà chức trách Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhiều người đã nhiễm bệnh với các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến. Vài ngày qua, nhiều người dân và nhân viên y tế đã tiết lộ trên Weibo rằng rất nhiều trường hợp COVID chẩn đoán cho thấy bị viêm phổi nặng, thậm chí mất mạng do phổi trắng xóa”. Vấn đề này gây nghi vấn, liệu nhà chức trách có che giấu loại virus biến thể mới hay không? Thậm chí có người còn nghi ngờ chủng Delta cường độ cao liệu có đồng thời lan truyền ở Trung Quốc cùng chủng Omicron hay không.

Vào ngày 27/12, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc  dẫn lời Giám đốc Xu Wenbo của Viện Virus học CDC Trung Quốc, nói rằng ở Trung Quốc không có Delta và không có đột biến của virus. Kể từ đầu tháng 12, Trung Quốc xuất hiện tổng cộng khoảng 31 nhánh virus, bao gồm các nhánh như BQ.1 và XBB đang lây lan nhanh chóng tại nước ngoài, tất cả đều thuộc về virus biến thể Omicron và không tìm thấy đột biến gen đặc trưng nào, và tất cả chúng đều từ nước ngoài lây nhiễm vào Trung Quốc.

Thông tin được chia sẻ trên mạng cho biết, dịch bệnh bùng phát ở Trùng Khánh, nhà tang lễ chật kín, bãi đậu xe chất đầy xác chết. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo ý kiến ​​của các chuyên gia được hãng tin AP trích dẫn, các biến thể của virus không nhất thiết nhẹ hơn. Do thông tin chính thức của Trung Quốc về trình tự gen của COVID-19 thiếu minh bạch nên nhiều chuyên gia cho rằng rất khó để đánh giá tình hình, qua đó có thể xác định biện pháp đối phó.

Thông tin đề cập dù tỷ lệ tiêm chủng chung ở Trung Quốc khá cao, nhưng mức độ mũi tăng cường lại thấp, đặc biệt là ở nhóm tuổi trung niên trở lên. Các dữ liệu khác chứng minh rằng hiệu quả của vắc-xin nội địa Trung Quốc không tốt bằng vắc-xin mRNA do phương Tây sản xuất. Ngoài ra, nhiều người Trung Quốc đã được tiêm vắc-xin hơn một năm trước nên khả năng miễn dịch đã dần suy yếu.

Tiến sĩ Stuart Campbell Ray, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, cho biết Trung Quốc có dân số rất lớn với khả năng miễn dịch hạn chế nên môi trường đó tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các biến thể mới. Ông cũng nhắc nhở rằng trong năm qua, nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra tình trạng lây nhiễm rộng nhưng không nguy hiểm, vì chủ yếu mọi người tại đó đã được tiêm vắc-xin hoặc khả năng miễn dịch tích lũy được sau khi nhiễm bệnh, chứ không phải do nguy hiểm từ bản thân virus đã suy giảm.

Chuyên gia Liu Shanlu nghiên cứu về virus tại Đại học bang Ohio cho hay, tại Trung Quốc hiện phát hiện có nhiều đột biến Omicron (bao gồm cả BF.7) và những đột biến này có khả năng rất mạnh thoát khỏi hệ miễn dịch, đây cũng là nguyên nhân khiến số ca COVID-19 tăng đột biến tại Trung Quốc.

Giáo sư Ben Cowling về dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Hồng Kông, cho biết tốc độ lây lan của COVID-19 ở Trung Quốc đã vượt bất kỳ nơi nào từng chịu cảnh đại dịch. Ông dự đoán rằng một nửa dân số của Trung Quốc sẽ sớm bị nhiễm bệnh.

Vắc-xin nội địa Trung Quốc không hiệu quả với chủng Omicron

Nguồn tin khác từ Asahi Shimbun của Nhật Bản cho biết, bắt đầu từ ngày 14/12 Chính phủ Trung Quốc đã không thể công bố được số trường hợp tăng mới bao gồm cả người nhiễm không triệu chứng, lý do chính là vì nhiều trường hợp đã tránh xét nghiệm axit nucleic khiến không thể xác định được số ca nhiễm.

Gần đây, một tài liệu nội bộ được cho là rò rỉ từ một cuộc họp của Chính phủ Trung Quốc cho thấy từ ngày 1 – 20 tháng 12 tại Trung Quốc có tới 248 triệu ca mắc mới, chiếm 18% dân số Trung Quốc. Theo tốc độ lây truyền này thì hiện nay số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc phải vượt quá 300 triệu.

Về vấn đề nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố rằng hơn 90% dân số đã được tiêm hai liều vắc-xin, giáo sư Tetsuo Nakayama nổi tiếng về virus học lâm sàng tại Đại học Kitasato ở Tokyo đã đặt câu hỏi về khả năng bảo vệ của các loại vắc-xin do Trung Quốc sản xuất như Sinovac. Ông chỉ ra vì vắc-xin nội địa Trung Quốc sản xuất dựa theo chủng virus viêm phổi Vũ Hán ban đầu, nên không có tác dụng bảo vệ chống lại Omicron, trong khi chủng virus đang lan rộng ở Trung Quốc vào thời điểm này là Omicron.

Vương Quân

Published by
Vương Quân

Recent Posts

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

1 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

10 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

20 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

30 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

37 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

40 phút ago