Báo cáo do nhóm chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO) công bố sau khi đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc dịch COVID-19 đã làm dấy lên nghi ngờ từ nhiều bên. Ngoại giới phát hiện, một thành viên trong nhóm từ lâu đã hợp tác với Viện Virus Vũ Hán, và cũng từng tài trợ cho Viện này nghiên cứu về virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, virus Vũ Hán).
Họp báo của Nhóm nghiên cứu chung Trung Quốc-WHO đã diễn ra vào chiều ngày 9/2. Kết quả sơ bộ của cuộc điều tra do Trưởng nhóm chuyên gia điều tra của WHO, ông Peter Ben Embarek công bố, gần như hoàn toàn phù hợp với luận điệu tuyên truyền trước đây của ĐCSTQ, bao gồm tuyên bố rằng trường hợp virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “rất khó xảy ra”; và “rất có thể” virus bị nhiễm qua thực phẩm đông lạnh…
Liên quan đến việc virus corona mới bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán và sau đó lan ra toàn thế giới, chính quyền ĐCSTQ một mực phủ nhận rằng virus đã rò rỉ từ Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán, ngược lại còn liên tục đổ thừa cho thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Tại cuộc họp báo chung vào ngày 9/2, tên đầy đủ của nhóm chuyên gia là “Nhóm nghiên cứu chung Trung Quốc-WHO truy tìm nguồn gốc virus corona mới”. Không hề có cụm từ “điều tra” nào trong tên của nhóm, đây là một nhóm chuyên gia nghiên cứu chung trong phối hợp giữa WHO và ĐCSTQ. Theo phân tích bên ngoài, chuyến đi Vũ Hán của nhóm chuyên gia WHO không được coi là một cuộc điều tra độc lập, và kết luận của nhóm là kết quả của một nghiên cứu chung với ĐCSTQ.
Khi nhóm chuyên gia của WHO đến Vũ Hán lần này, hành trình và những người được phỏng vấn đều do ĐCSTQ sắp xếp, bao gồm nơi mà nhóm chuyên gia đến thăm, những người gặp mặt và những tài liệu mà họ nhận được. Các chuyên gia của WHO cũng thừa nhận rằng, bất kỳ câu hỏi nào họ muốn nêu ra, trước hết phải được “viết trong mail và gửi trước hai ngày để xin phép.” Nhóm chuyên gia bị bao vây bởi cảnh sát và an ninh bất cứ nơi nào họ đi, và không thể tiếp xúc quá nhiều với giới truyền thông, cũng như không thể nói chuyện với cư dân theo ý muốn.
Tên đầy đủ của nhóm cho thấy các chuyên gia của WHO đến Vũ Hán không phải để điều tra độc lập, mà là để nghiên cứu chung với ĐCSTQ. Ảnh trong buổi họp báo ngày 9/2. (HECTOR RETAMAL / AFP /Getty Images)
Xuất thân của ông Pete Daszak, một thành viên của nhóm nghiên cứu chung, cũng đã thu hút sự chú ý từ ngoại giới. Ông Daszak trước đây đã từng hợp tác với Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán trong dự án virus dơi. Người này có lợi ích liên quan với Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán, vì vậy, theo lệ thì không thể tham gia vào cuộc điều tra độc lập này.
Từ năm 2015, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã cấp 3,7 triệu USD tài trợ nghiên cứu khoa học cho tổ chức EcoHealth Alliance do ông Daszak đứng đầu để nghiên cứu về virus corona dơi.
Tổ chức EcoHealth Alliance từng hợp tác với Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, và một phần trong số 3,7 triệu USD do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ đã được chuyển đến viện này. Phó giám đốc Viện Virus học Vũ Hán, nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), đã tham gia nghiên cứu về virus corona trong một thời gian dài sau khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003 và phát hiện ra rằng SARS có thể đã được truyền sang người bởi loài dơi trong một hang mỏ bỏ hoang ở Vân Nam.
Vào ngày 18/2/2020, 27 chuyên gia bao gồm ông Daszak đã đưa ra một tuyên bố trên tờ Lancet, rằng virus corona mới xuất phát từ phòng thí nghiệm chỉ là một “thuyết âm mưu”, đồng thời bày tỏ ủng hộ nghiên cứu của các nhà khoa học ĐCSTQ.
Tuy nhiên, một e-mail mà tổ chức “Quyền Được Biết Của Hoa Kỳ” USRTK (nhóm nghiên cứu điều tra tập trung vào việc thúc đẩy tính minh bạch vì sức khỏe cộng đồng) thu được cho thấy Daszak, cái tên xuất hiện ở cuối danh sách là người soạn thảo chính của tuyên bố này.
Tất cả những người ký tên trong bản tuyên bố đều khẳng định rằng không có quan hệ xung đột lợi ích. Tuy nhiên, ông Daszak từng tài trợ cho nghiên cứu về virus dơi của Viện Virus Vũ Hán. Theo báo cáo từ tờ Le Monde, Pháp, trong 15 năm qua, ông Daszak cũng đã hợp tác với Viện Virus Vũ Hán xuất bản hơn 20 bài báo.
Chuyên gia Trung Quốc Hoành Hà cho biết, ông Daszak là người có lợi ích liên quan với ĐCSTQ và nên tránh có mặt trong chuyến điều tra này, nhưng việc WHO bổ nhiệm ông Daszak làm thành viên của nhóm điều tra độc lập là có chủ đích.
“Đây chính là biểu thị cho ĐCSTQ biết rằng WHO đang phối hợp với ĐCSTQ diễn trò, hy vọng ĐCSTQ hiểu điều đó. Và dĩ nhiên là ĐCSTQ biết điều đó.”
Ông Hoành Hà nói: “Lịch trình đã được ĐCSTQ sắp xếp rõ ràng, bao gồm cả chuyến thăm tới triển lãm thành tựu chống dịch. Thành tựu chống dịch ngay cả tài liệu thứ ba, thứ tư cũng không tính, đều là tuyên truyền, 100% là chuyện bịa đặt. Không có liên quan gì đến thu thập và xử lý thông tin về mở rộng, phổ biến, nguồn gốc dịch hoặc thậm chí là thực tế quy trình chống dịch.”
Ông Hoành Hà chỉ ra rằng lý do tại sao hành trình của Nhóm Điều tra WHO lại được bảo vệ nghiêm ngặt như vậy, chính là cần ngăn chặn những người thực sự biết rõ tình hình hoặc nạn nhân cố gắng “vượt rào” để liên hệ với các chuyên gia của WHO. Tất nhiên, ngay cả khi các nạn nhân vượt rào thành công thì các chuyên gia của WHO cũng sẽ không giúp đỡ họ, nhưng điều lo sợ là kịch diễn sẽ hỏng mất.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng bày tỏ nghi ngờ về đánh giá của WHO. Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “American’s Newsroom” của Fox News, ông nói rằng quyết định của chính quyền Trump rút khỏi WHO chính là vì đã nhìn thấy việc tổ chức y tế này bị mua chuộc.
Ông Pompeo một lần nữa chỉ trích việc WHO bị chính trị hóa và quỳ gối trước Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Ông Pompeo nói rằng có bằng chứng quan trọng cho thấy virus corona mới có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc.
Ông Pompeo cho biết cá nhân ông vẫn tin tưởng và nắm giữ “bằng chứng đầy đủ cho thấy (virus) này rất có khả năng đến từ phòng thí nghiệm này (Viện virus Vũ Hán)”.
Giáo sư Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing) thuộc giới luật tự do nói với phóng viên tờ Epoch Times rằng cái gọi là “cuộc điều tra” này của nhóm chuyên gia WHO, “chúng ta hẳn đã biết trước rằng sẽ có kết quả như vậy, chính là giúp cho ĐCSTQ chuyên chế để tẩy sạch trách nhiệm.” Bởi vì WHO nằm dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, một chính trị gia quốc tế bé nhỏ đã bị ĐCSTQ mua chuộc, bản thân ông ta sẵn đã được gọi là người xã hội chủ nghĩa.
Giáo sư Viên tin rằng một tổ chức như vậy làm sao có thể đưa ra kết luận công bằng và khách quan. “Cái gọi là cuộc điều tra của WHO lần này ở Trung Quốc, bản thân nó là một trò hề do chế độ chuyên chế ĐCSTQ chỉ đạo. Một mục đích của trò hề này là sử dụng tổ chức WHO bị mua chuộc này và những người được gọi là chuyên gia này đến để tẩy tội cho của ĐCSTQ trong việc lan truyền virus. Đây là cảnh tượng vô lý mà giờ đã được bày ra cho chúng ta xem.”
Giáo sư Viên nói rằng virus bị rò rỉ từ Viện virus Vũ Hán, là “có khả năng xảy ra cao”. Tuy nhiên, điều mà đến giờ mọi người vẫn chưa biết là liệu ĐCSTQ đã cố tình làm rò rỉ nó hay bị rò rỉ do một tai nạn nào đó, điều này là vẫn còn tồn tại những tranh cãi.
Giáo sư Viên cũng cho rằng trong đại dịch này, ĐCSTQ đã không thực sự có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, dẫn đến hậu quả thảm khốc. Cho đến nay, virus Vũ Hán vẫn còn đầu độc thế giới và tàn phá nhân loại. “Đây là trách nhiệm không thể đùn đẩy của chế độ ĐCSTQ chuyên chế.”
“Mục đích của cuộc điều tra này của cái gọi là ‘tổ chức chuyên gia của WHO’ chính là giúp kẻ phạm tội – ĐCSTQ chuyên chế – chối bỏ trách nhiệm,” giáo sư Viên nói.
The Epoch Times
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…