Trong dịp Diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi kéo dài hai ngày, giới quan sát bên ngoài tiếp tục chú ý đến việc liệu đầu tư của Trung Quốc có khiến các nước châu Phi rơi vào khủng hoảng nợ hay không. Cùng với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang leo thang, một số nhà phê bình cho rằng chính sách rải tiền sang châu Phi của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm cho châu Phi thành mặt trận thứ hai của cuộc chiến Trung – Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi kéo dài hai ngày đã kết thúc vào ngày 05/9, hội nghị đã xác định tám nhiệm vụ chính của hợp tác Trung Quốc – Châu Phi trong ba năm tới. Chính quyền Bắc Kinh cũng thông báo rằng họ sẽ cung cấp tài trợ phát triển cho châu Phi 60 tỷ USD (đô la Mỹ) và xóa bỏ một phần nợ. Tuy nhiên, liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ của một số quốc gia châu Phi và vai trò của ĐCSTQ, giới quan sát bên ngoài đã đặt ra nhiều câu hỏi, đặc biệt là tại sao ĐCSTQ luôn cho các nước châu Phi mượn tiền?
Tiến sĩ Điền Viên (Tian Yuan), nhà bình luận thời sự người Mỹ gốc Hoa chỉ ra: “Thứ nhất, ĐCSTQ muốn nắm bắt các nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa. Thứ hai, tất nhiên là để chống lại Mỹ cả về kinh tế và quân sự, ĐCSTQ đã xây dựng một căn cứ quân sự ở Cộng hòa Djibouti. Thứ ba, mang lại sự phát triển của châu Phi, có nghĩa là sẽ thành thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. Như vậy có thể bù đắp vào sự trừng phạt kinh tế của Mỹ, cũng như biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong tương lai gây thiệt hại kinh tế đối với Trung Quốc.”
Tần Bằng (Qin Peng), một nhà phân tích kinh tế và chính trị sống ở New York cho biết, ĐCSTQ phải hỗ trợ châu Phi trên quy mô lớn là có nguyên nhân thực tế hiện nay và cả từ lịch sử. Ông nói: “Thứ nhất, ĐCSTQ cần các nước châu Phi ủng hộ lá phiếu tại Liên hiệp quốc và Hội đồng Nhân quyền để tránh bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Trên thực tế, sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đã hỗ trợ trên quy mô lớn ở châu Phi, cố gắng thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và đối đầu với Liên Xô cũ như là bá chủ của các nước thuộc Thế giới thứ Ba. Theo cách nói của ĐCSTQ, những nước này đưa ĐCSTQ vào Liên hiệp quốc.”
Theo những nguồn tin, hội nghị thượng đỉnh lần này có sự tham dự của hơn 50 nhà lãnh đạo châu Phi, nhưng quốc gia ngoại giao duy nhất của Đài Loan tại Châu Phi là Swaziland đã không được mời tham dự. Tần Bằng cho rằng một trong những chiến lược tại châu Phi của ĐCSTQ là vung tiền để cô lập Đài Loan. Ông nói: “Về mặt kinh tế, tôi nghĩ rằng ĐCSTQ có ba mục tiêu. Thứ nhất là tiếp cận các nguồn tài nguyên ở châu Phi, nơi chiếm 40% nguồn tài nguyên trên thế giới, trong hơn 50 loại khoáng sản quan trọng nhất nhất thế giới, ở Châu Phi có ít nhất 17 loại với trữ lượng đã chứng minh đứng đầu thế giới. Thứ hai là phát triển thị trường mới, theo thống kê của hải quan Trung Quốc, trong năm 2017, tổng nhập khẩu và xuất khẩu giữa Trung Quốc và châu Phi là 169,75 tỷ USD. Thứ ba, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là dự án ‘Vành đai và Con đường’, được sử dụng để xuất khẩu các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chuyển giao năng lực dư thừa của Trung Quốc.”
Vào thời điểm Diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi diễn ra, giới quan sát bên ngoài tiếp tục chú ý đến việc liệu đầu tư của Trung Quốc có làm cho các nước châu Phi rơi vào khủng hoảng nợ hay không. Tiến sĩ Điền Viên chỉ ra, ĐCSTQ gây ra cuộc khủng hoảng nợ đối với các nước châu Phi này, làm các chính phủ bạo quyền tại các nước này hoàn toàn trở thành con rối của ĐCSTQ, hoặc viện cớ nợ nần để đổi lấy quyền khai thác khoáng sản và quyền quản lý tài nguyên địa phương. Ông nói: “Có một căn cứ quân sự của ĐCSTQ, nghe nói chỉ cách căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Châu Phi có 8 dặm, vậy tại sao ĐCSTQ lại đặt căn cứ của nó ở gần căn cứ quân sự của Mỹ, hiển nhiên dễ hiểu là thủ đoạn nhằm theo dõi căn cứ quân sự của Mỹ.”
Hà Thanh Liên (He Qinglian), một nhà kinh tế người Mỹ gốc Hoa có chia sẻ trên Twitter rằng châu Phi đã trở thành chiến trường thứ hai giữa Trung Quốc và Mỹ. Chính sách “vung tiền” của Bắc Kinh cho châu Phi thực sự là một sự thay đổi trong chiến lược kinh tế quốc tế của Bắc Kinh, đã gây áp lực lớn đối với Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Theo bà Hà Thanh Liên, quyết định đầu tư 60 tỷ USD cho châu Phi của các nhà chức trách Bắc Kinh là có nhiều mục đích: một là để đối phó với chiến lược mới của Mỹ tại châu Phi; hai là vấn đề xuất khẩu ở châu Phi; và thứ ba là việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ ở châu Phi, giảm bớt áp lực từ đồng USD.
Về vấn đề ĐCSTQ cố gắng tăng cường đầu tư vào châu Phi nhằm giải tỏa áp lực từ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, phân tích của Tần Bằng cho rằng đây không chỉ là vấn đề “nước xa không cứu được lửa gần”, còn cho thấy giấc mơ viển vông điển hình của những tên ngốc.
Tần Bằng nhận định: “Chế độ Cộng sản Trung Quốc được những người anh em Phi châu đưa vào Liên hiệp quốc là một thực tế, nhưng nền kinh tế Trung Quốc phát triển không phải do thân thiện với châu Phi mà có được, mượn lời của Đặng Tiểu Bình là nhờ quan hệ hữu nghị với Mỹ, phục hồi bình thường hóa, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO mới phát triển được. Thứ hai, khối lượng thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc so với giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là quá nhỏ, không thể so sánh được. Thứ ba là sự trợ giúp và đầu tư vào châu Phi, đặc biệt là thủ đoạn bẫy nợ từ ‘Một vành đai, Một con đường’ là quá mạo hiểm, chi phí quá cao.”
Từ quan điểm mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân, Tần Bằng cho rằng ĐCSTQ nên từ bỏ chính sách đối đầu với Mỹ, thực hiện cải cách và mở cửa toàn diện về chính trị và kinh tế.
Huệ Anh
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…