Trung Quốc

Cuộc chiến vô Thần chống đức tin kéo dài hàng thập kỷ của ĐCSTQ

Các linh mục và nữ tu bị buộc phải quỳ trước đống lửa lớn, bất lực nhìn ngọn lửa nuốt chửng vật dụng tôn giáo và đốt cháy da thịt. Các sinh viên đeo băng tay đỏ dùng gậy gỗ sắc nhọn đánh đập người Công giáo, ném một linh mục vào hố lửa. Một nữ tu bị đánh chết sau khi cô từ chối dẫm đạp lên tượng Đức Mẹ Đồng Trinh. Linh mục bị chôn sống ở Bắc Kinh vì không chối bỏ đức tin của mình…

Nhà truyền giáo Sergio Ticozzi đã ghi lại những thực tế tàn bạo nhưng phổ biến trong cuộc Đại Cách mạng Văn Hóa điên cuồng từ năm 1966. Bấy giờ, các hình thức thực hành tôn giáo đều là “mê tín” và bị cấm. Nếu một người không chối bỏ đức tin của mình, không tham gia học tập tư tưởng cộng sản vô thần, người đó sẽ đối mặt với việc bị đấu tố – và có thể bị giết chết một cách tàn nhẫn.

Ngày nay chúng ta tưởng rằng đó đã là một phần của quá khứ, nhưng trong suốt hơn 70 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc cai trị, sự tàn bạo của chế độ này vẫn không hề thay đổi. Chỉ là các cuộc đàn áp đã trở nên tinh vi hơn, ẩn giấu hơn đằng sau song sắt…

Sự độc tài cố hữu

Niềm tin vào những Đấng cao hơn nào đó là điều Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vô thần căm ghét. Trong hơn 100 năm kể từ khi thành lập, nó đã tìm cách thu hút lòng trung thành và quyền kiểm soát tuyệt đối đối với các Đảng viên cũng như đối với người Trung Quốc dù họ đang sống trong hay ngoài Trung Quốc Đại Lục.

Sam Brownback, cựu đại sứ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế, nói với tờ Epoch Times: “Họ không thể chấp nhận một lòng trung thành nào khác với lòng trung thành đối với chế độ”.

Kết quả là, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ liên tiếp phát động hết chiến dịch vận động cộng sản này đến chiến dịch khác nhằm đè bẹp và kiểm soát những người có đức tin ở Trung Quốc.

Hồng Vệ Binh đập tượng tôn giáo. Đây là một cảnh thường thấy vào thời Đại Cách mạng Văn hóa.

Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ từng phát động những cuộc vận động tàn bạo như Đại Cách mạng Văn hóa, Đại Nhảy Vọt, v.v.. đã so sánh tôn giáo với “thuốc độc” trong cuộc trò chuyện với nhà lãnh đạo lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong cuốn tự truyện của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma viết rằng Mao Trạch Đông đã nói với ông vào năm 1954 rằng tôn giáo “làm suy yếu dân tộc”“làm chậm sự tiến bộ của đất nước”.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vào năm 1993 đã tuyên bố tự do tôn giáo là “không phù hợp với Đảng viên” và yêu cầu các Đảng viên “kiên nhẫn giáo dục” những người có đức tin để giúp họ “thoát khỏi xiềng xích tôn giáo”.

Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Thiên chúa giáo – 5 tôn giáo mà chế độ cộng sản Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn – vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ. ĐCSTQ cũng đặt ra hệ thống chức vị tương ứng để những người đứng đầu tôn giáo cũng là các Đảng viên, các điều lệ hoạt động của tôn giáo cũng phải tuân theo đường hướng do Đảng lãnh đạo, “hướng dẫn tôn giáo bằng các giá trị xã hội chủ nghĩa”, và các tín đồ cần có “lòng biết ơn đối với Đảng”.

Mặt khác, theo quy định của ĐCSTQ, các Đảng viên cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị khai trừ vì tin vào tôn giáo hoặc tham gia vào cái gọi là “các hoạt động mê tín”.

Chỉ cách đây không lâu, để đánh dấu 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, người đứng đầu sáu hiệp hội tôn giáo cấp nhà nước đã gặp nhau vào tháng 6 và ca ngợi sự lãnh đạo của ĐCSTQ, thể hiện quyết tâm “luôn đi theo Đảng”, cam kết sẽ bắt đầu một chiến dịch giáo dục để làm sâu sắc thêm “tình yêu Đảng” trong giới tôn giáo.

Thực tế, lịch sử cầm quyền của ĐCSTQ là một lịch sử đàn áp đức tin. Mục sư Bob Fu, người sáng lập nhóm nhân quyền Cơ đốc giáo China Aid, đã mô tả ĐCSTQ là “Đảng vô thần cực đoan lớn nhất thế giới”. “ĐCSTQ đã thực hiện cuộc đàn áp tôn giáo và tội ác chống lại loài người tồi tệ nhất”, ông chia sẻ.

Theo lời của cựu đại sứ Hoa Kỳ Brownback, ĐCSTQ đang “gây chiến với đức tin”, dù là những người theo đạo Cơ đốc, Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương, hay Pháp Luân Công.

Nhưng “đó là một cuộc chiến mà họ sẽ không thể thắng”, ông Brownback nói.

Chính sách không khoan nhượng với Tây Tạng

Một năm sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào 1949, quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng và buộc người Tây Tạng phải ký một thỏa thuận 17 điểm để hợp pháp hóa sự cai trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên, bất chấp những hứa hẹn màu hồng về quyền tự trị của Tây Tạng trên giấy tờ, Bắc Kinh đã biến khu vực này thành một quốc gia bị kiểm soát và dựng nên các trại lao động.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, đã phải sống lưu vong ở Ấn Độ vào năm 1959 sau khi chế độ này đàn áp dã man một cuộc nổi dậy, giết chết hàng chục nghìn người Tây Tạng. Theo ước tính của chính phủ lưu vong Tây Tạng, trong 20 năm sau đó, khoảng 1,2 triệu người Tây Tạng đã chết dưới chính sách đàn áp của chế độ. Hơn 150 người đã phải lựa chọn tự thiêu như một hành động thách thức trong tuyệt vọng.

(Ảnh: Thetibetpost.com)

Theo các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cảnh sát thường xuyên theo dõi thư từ riêng tư, lục soát nhà cửa và kiểm tra hồ sơ điện thoại để tìm kiếm nội dung bị cấm như cái gọi là “nhạc phản động” từ Ấn Độ. Các quan chức tỉnh cũng cấm học sinh tham gia các hoạt động tôn giáo trong những ngày nghỉ học. Báo cáo cho biết có 273 người Tây Tạng bị giam giữ mà không tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế tính đến cuối năm 2019.

Đơn cử, một người chăn nuôi ở Tây Tạng tên Lhamo, 36 tuổi, mẹ của 3 đứa con, đã bị bắt giữ vào tháng 6 năm 2020 vì gửi tiền cho gia đình cô ở Ấn Độ. Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các thành viên trong gia đình đến gặp cô 2 tháng sau đó nhận thấy cô “bị bầm tím nặng và không thể nói được”. Cô qua đời vài ngày sau đó tại một bệnh viện địa phương và bị hỏa táng ngay lập tức.

Bắc Kinh cũng muốn tham dự vào cái gọi là “lựa chọn Phật sống”. Theo đó, trong một sách trắng ban hành vào tháng 5/2021 cho biết Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã xác định và phê duyệt “92 vị Phật sống tái sinh” để thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ông qua đời.

Lobsang Tseten, giám đốc điều hành của nhóm Sinh viên vì Tây Tạng Tự do có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với tờ Epoch Times: “ĐCSTQ thi hành chính sách không khoan nhượng đối với các tín đồ tôn giáo”. Ông nói thêm rằng “sự cai trị độc tài của ĐCSTQ ở Tây Tạng là mối đe dọa trực tiếp đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người Tây Tạng”.

Xem thêm: ĐCSTQ đàn áp và lạm dụng tình dục nữ tu sĩ Tây Tạng

Hán hóa nhà thờ Công giáo và Tin lành

Sự đàn áp của ĐCSTQ đối với các nhà thờ Công giáo và Tin lành cũng gia tăng dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình.

Chính quyền Trung Quốc đã dỡ bỏ hàng nghìn cây thánh giá khỏi các nhà thờ, bắt giữ các mục sư, ra lệnh dỡ bỏ các hình ảnh Kitô giáo và ráo riết theo đuổi chính sách “Hán hóa” bằng cách thành lập “các nhà thờ yêu nước”, trong đó các bức ảnh về Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria được thay thế bằng các bức chân dung của Tập Cận Bình hoặc Mao Trạch Đông.

Chính quyền ĐCSTQ cũng diễn giải và dịch lại Kinh Thánh để quảng bá cho cái gọi là “Cơ đốc giáo mang bản sắc Trung Quốc”. Sách giáo khoa môn đạo đức của Trung Quốc đã bóp méo câu chuyện trong Kinh Thánh, nói rằng Chúa Giêsu đã ném đá đến chết một phụ nữ trong khi tự nhận mình là người có tội.

Năm 2017, ít nhất 4 thành phố và 1 tỉnh ở Trung Quốc đã hạn chế tổ chức lễ Giáng sinh, cấm trưng bày đồ trang trí Giáng sinh, biểu diễn theo chủ đề và các hoạt động quảng cáo. Các quan chức cộng sản tại một trường đại học đã cấm các hoạt động liên quan đến các ngày lễ tôn giáo của phương Tây với mục đích giúp thế hệ trẻ “xây dựng sự tự tin về văn hóa”. Một tín đồ Kitô đã bị phạt nặng 160.000 nhân dân tệ (khoảng 550 triệu VNĐ) vì tổ chức ngày lễ vào tháng 1/2021.

Dưới sự đàn áp của chế độ, nhiều nhà thờ ngầm đã được thành lập. Để kiểm soát, ĐSCTQ đã bắt giữ các thành viên hội thánh của các nhà thờ này và tuyên án tù nặng nề cho các mục sư.

Thánh giá ở nhiều nhà thờ bị gỡ xuống (Ảnh: Bitter Winter)

Wang Yi, một mục sư ở Thành Đô, người thành lập một trong những nhà thờ Thiên chúa giáo chưa đăng ký lớn nhất Trung Quốc, đã bị kết án 9 năm tù vào tháng 12 năm 2019 vì “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp” “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” – một cáo buộc thường xuyên của chế độ dùng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến.

Vào tháng 4/2021, Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng Bắc Kinh đang điều hành các cơ sở tẩy não bí mật, thường liên quan đến tra tấn, ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, để buộc các tín đồ Cơ đốc giáo phải từ bỏ đức tin của mình.

Xem thêm: Thánh giá tại hơn 900 nhà thờ ở An Huy, Trung Quốc bị dỡ bỏ

Tân Cương: “Mỗi ngày ĐCSTQ lại trở nên tàn bạo hơn”

Ở khu vực Tân Cương, hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị giam giữ trong các trại tập trung của Trung Quốc, cái mà chế độ gọi là “trung tâm dạy nghề để kiềm chế chủ nghĩa cực đoan”. Tù nhân phải đối mặt với lao động cưỡng bức, tra tấn, lạm dụng tình dục, tẩy não, cưỡng bức phá thai và cưỡng bức triệt sản.

Gần 1000 người đang mặc áo tù nhân ngồi ngay ngắn bên trong hàng rào lưới sắt vây quanh. (Ảnh từ Twitter của một Trại tập trung Tân Cương)

“Nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ vẫn đang tiếp diễn và mỗi ngày ĐCSTQ lại trở nên tàn bạo hơn”, Rushan Abbas, giám đốc điều hành của tổ chức Đấu tranh cho người Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Washington, cho biết trong một tuyên bố ngày 30/6/2021. “Đây là lời cảnh tỉnh cuối cùng với chúng ta rằng ĐCSTQ phải bị ngăn chặn nếu chúng ta muốn bảo vệ một hệ thống nhân phẩm và trật tự toàn cầu được tất cả mọi người tôn trọng.”

Một báo cáo của Hiệp hội các vấn đề Trung Á Oxus và Dự án Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ cho thấy ít nhất 28 quốc gia trên thế giới “đồng lõa trong hành vi quấy rối và đe dọa người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc”. Nhiều quốc gia trong số này có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, bao gồm cả những quốc gia đã tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Theo báo cáo, khi Trung Quốc mở rộng vai trò của mình trên toàn cầu thông qua Vành đai và Con đường, nhiều quốc gia có thể sẽ bị ràng buộc trong các mối quan hệ phụ thuộc, và chế độ này có thể ép buộc các quốc gia đó nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động hải ngoại và người Hoa lưu vong.

Xem thêm: Nhân chứng Tân Cương: Cưỡng hiếp tập thể và thí nghiệm trên con người

Cảnh sát nói “Chúng tôi có thể khiến các người biến mất”

Nói về sự tàn bạo và đẫm máu thì không có cuộc đàn áp tín ngưỡng nào có thể so sánh với cuộc đàn áp Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện từng thu hút hơn 70 triệu người Trung Quốc theo tập tính đến năm 1999.

Vì lo sợ sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Trung Quốc, lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo vào ngày 20/7/1999. Theo một cựu đại tá quân đội tham dự cuộc họp, các quan chức hàng đầu Trung Quốc đã ra mật lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

Cô Cao Dung Dung sau khi bị tra tấn. Đây là một trường hợp nạn nhân điển hình xuất hiện trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)

Kể từ đó, hàng triệu người tập Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động, bệnh viện tâm thần và các cơ sở giam giữ khác ở Trung Quốc. Hàng trăm ngàn người đã bị tra tấn để ép buộc từ bỏ đức tin của mình. Pháp Luân Công cũng là nhóm nạn nhân đầu tiên mà ĐCSTQ sử dụng để cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn, tạo nên một ngành công nghiệp man rợ hàng tỷ USD. Những thủ đoạn mà ĐCSTQ sử dụng và phát triển bên trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công cuối cùng đã lan rộng sang tất cả các cuộc đàn áp khác.

“Chúng tôi có thể khiến các người biến mất nếu chúng tôi yêu cầu như vậy”, một sĩ quan ở tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc đã nói với một người tập Pháp Luân Công trong một chiến dịch đàn áp vào năm 2021.

Cuộc đàn áp này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

“Điểm yếu thực sự”

Cựu đại sứ Hoa Kỳ Brownback quan sát thấy rằng ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, những cách làm tàn bạo, vô nhân đạo từ thời Mao Trạch Đông đã quay trở lại.

Nhưng trong lúc vội vàng khẳng định quyền lực của Đảng đối với các tín đồ ở Trung Quốc, chế độ này đang “bộc lộ một điểm yếu thực sự”. “Chắc chắn họ đang cảm thấy mất kiểm soát, nên họ ngày càng áp bức và tàn bạo hơn nhiều”, ông Brownback bình luận.

Ông Brownback cho biết, hành vi vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của Bắc Kinh đang khiến chế độ này tổn hại đến hình ảnh toàn cầu của mình, trong khi ở quê nhà, nó đang làm tổn hại đến khả năng duy trì sự cai trị của mình.

Ông nói: “Chủ nghĩa cộng sản và đức tin không thể cùng tồn tại, và vì đức tin sẽ không bị khuất phục, nên cuối cùng chủ nghĩa cộng sản sẽ sụp đổ”.

Mục sư Bob Fu, người sáng lập nhóm nhân quyền Cơ đốc giáo China Aid, thì nhận xét rằng di sản 100 năm của ĐCSTQ là kỷ lục của nó với tư cách là “đảng chính trị duy nhất khiến số lượng sinh mạng con người bị thiệt mạng một cách tùy tiện lớn nhất… trong toàn bộ lịch sử nhân loại”.

Theo Epoch Times
Tác giả: Eva Fu
Minh Nhật biên dịch

Xem thêm:

Mời xem video:

Eva Fu

Published by
Eva Fu

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

5 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

5 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

13 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

14 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

15 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

15 giờ ago