Để đối phó với cuộc chiến thương mại có thể bùng nổ với Trung Quốc, Mỹ đã chuẩn bị một vũ khí bí mật – hạn chế Trung Quốc mua lại công ty công nghệ cao của Mỹ.
Ảnh minh họa từ Getty
Theo Đài CBS (Mỹ), cùng với việc quan chức Mỹ – Trung đàm phán không có được kết quả nổi bật nào vào hồi đầu tháng 5, hai đảng của quốc hội Mỹ đã có một nhận thức chung, chính là đồng ý tăng thêm quyền lực của Ủy ban Đầu tư nước ngoài (CFIUS) nhằm thẩm tra tốt hơn nữa các vụ giao dịch liên quan đến công ty nước ngoài mua lại công ty của Mỹ.
Từ đó, Thượng viện và Hạ viện đề xuất “Đạo luật hiện đại hóa rủi ro đầu tư nước ngoài” (FIRRMA), nhằm găn chặn chính quyền Trung Quốc nắm được sở hữu trí tuệ của Mỹ thông quan mua lại công ty Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực khoa học và viễn thông. Những người ủng hộ đạo luật này nói việc này liên quan đến an ninh của nước Mỹ.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài bao gồm các đại biểu đến từ Bộ Tài Chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên, Bộ An ninh nội địa. Ủy ban này sẽ thẩm tra việc mua lại các công ty tại Mỹ của các công ty nước ngoài. Từ lịch sử mà xét, ủy ban này phủ quyết các giao dịch rất ít, bởi vì đại đa số các quan chức chính trị và kinh tế đều tin rằng, thương mại tự do và đầu tư toàn cầu sẽ trợ giúp cho việc tạo ra nền kinh tế có sức sống hơn.
Nhưng nhiều năm nay, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Mỹ, đồng thời có ý đồ tranh giành với Mỹ về lĩnh vực công nghệ cao và có tính nhạy cảm, đối với an ninh quốc gia của Mỹ mà nói thì việc này đã tạo ra uy hiếp vô cùng nghiêm trọng. Trong 10 năm qua, số lược các vụ đầu tư được trình lên để Ủy ban Đầu tư nước ngoài tiến hành thẩm tra tính an toàn đã tăng vọt, tỉ lệ bị điều tra cũng tăng từ 4% lên 70%.
Do đó, tháng 11 năm ngoái, nghị viên Thượng viện Mỹ là John Cornyn, Richard Burr, Dianne Feinstein của hai đảng đã cùng nhau đề xuất đạo luật FIRRMA, nhằm mở rộng phạm vi thẩm tra của Ủy ban Đầu tư nước ngoài, cải thiện trình tự thẩm tra.
“Hiện tại 2 đảng đều mạnh mẽ ủng hộ ngăn chặn Trung Quốc đầu tư vào Mỹ, và làm chậm hoặc xoay chuyển sự dung hòa công nghệ của 2 nước.” , Arthur Kroeber, chủ tịch của Gavekal Dragonomics nói trong báo cáo của mình, ông nói thêm, “cuộc chiến xoay quanh đầu tư này chỉ mới bắt đầu”.
Đồng thời, Tổng thống Trump yêu cầu Bộ Tài chính đưa ra kiến nghị về thuế quan trước ngày 21/5. Bản báo cáo này có thể cũng bao gồm phương thức hạn chế đầu tư nước ngoài. Những hành động này cho thấy chính phủ Mỹ đang có những hành động mạnh mẽ nhất để hạn chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Một ví dụ điển hình mà chính phủ Mỹ lựa chọn phương thức phi truyền thống để tấn công doanh nghiệp Trung Quốc chính là, hồi tháng 4 vừa qua Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành lệnh cấm 7 năm đối với Tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc, nhằm cấm các công ty Mỹ bán mạch chip điện tử cho ZTE. Mới đây ZTE cũng nói đã phải dừng mảng nghiệp vụ chủ chốt vì lệnh cấm này.
Theo dữ liệu của Tập đoàn Rohdium Group, từ năm 2000 đến năm 2017, có tổng cộng hơn 1500 vụ giao dịch liên quan đến công ty Trung Quốc đầu tư vào công ty Mỹ. Tại phần lớn các bang của Mỹ, các công ty Trung Quốc đều tiến hành mua lại trực tiếp các công ty Mỹ.
Công ty Trung Quốc nắm phần lớn cổ phần của trong công ty Mỹ điển hình như IBM, Tesla Motors, General Motors, Smithfield Foods, Uber, Lyft, Snap, v.v.
Tuy nhiên, trào lưu mua lại các công ty Mỹ này có lẽ sẽ nhanh chóng bị dập tắt. Cùng với việc Bộ Tài chính Mỹ đưa ra kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc đầu tư, dự thảo luật của Thượng viện cũng sẽ được xử lý nhanh chóng. Các nhà phân tích đoán, Thượng viện có thể tiến hành bỏ phiếu về dự luật này trước tháng 8.
Trí Đạt
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…