Ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, cho biết vào ngày 3/11 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ rằng, Trung Quốc sẵn sàng xem xét việc mở lại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô và cho phép các nhà báo Mỹ quay trở lại Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng có những ngôn từ đanh thép mang tính cảnh cáo đối với hành vi ngăn chặn hoặc chống lại Trung Quốc.
Tờ “Nam Hoa Tảo Báo” (SCMP) của Hồng Kông đưa tin vào ngày 4/12, rằng ông Thôi Thiên Khải đã phát biểu tại cuộc họp thường niên của Viện Nghiên cứu Trung Quốc-Hoa Kỳ ở Washington D.C ngày 3/12 rằng: “Việc đóng cửa lãnh sự quán không phải do phía chúng tôi khởi xướng, cũng không phải do phía chúng tôi yêu cầu các nhà báo Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Mọi hành động của chúng tôi là để đáp lại hành động của Hoa Kỳ. Do đó, nếu Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi hướng đi, chúng tôi cũng sẵn sàng suy nghĩ lại về phương thức ứng phó của mình.”
Ông Thôi Thiên Khải, người nhậm chức Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ vào năm 2013, tiếp tục nói rằng, nếu Bắc Kinh và Washington “hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, còn đối đầu sẽ gây tổn hại cho cả hai bên”. Điều then chốt nằm ở cơ điểm trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, “Nếu đó là chính sách ngăn chặn hoặc hình thành cái gọi là ‘mặt trận chống Trung Quốc’, thì dù là chính sách đơn phương hay đa phương, điểm khác biệt duy nhất là đã tự đào hố chôn mình, hoặc cùng đồng minh đào hố chôn mình.” Ông cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và một số đồng minh “không thể trở về như lúc ban đầu”.
Ông cũng nhấn mạnh, ông tin tưởng chắc chắn rằng, nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể “chân thành tôn trọng và hiểu nhau, thì Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể cùng nhau làm nhiều điều tốt đẹp.” Ông hy vọng rằng đội ông Biden sẽ hiểu rõ hơn về Trung Quốc trong tương lai. Về việc liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có gặp mặt ông Biden hay không, ông Thôi Thiên Khải đã nói một cách mơ hồ rằng, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, còn quá sớm để nói về vấn đề này.
Sau khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng năm 2016, ông đã thay đổi hoàn toàn một phần chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Thậm chí còn tung ra một loạt các cuộc đối đầu chống lại việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại của Hoa Kỳ, cũng như các hành vi không công bằng khác, dẫn đến việc đình trệ các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ.
Mặc dù ĐCSTQ không hài lòng với điều này và tiến hành trả đũa, nhưng TT. Trump không sợ điều đó. Sau đó, ông đã phản công ĐCSTQ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ và quân sự.
Ngày 18/2 năm nay, Hoa Kỳ đã thực hiện một động thái lớn, khi liệt kê 5 kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ là “Cơ quan đại diện nước ngoài”. Ngày 19/2, Trung Quốc đã thu hồi giấy chứng nhận của 3 phóng viên tờ Nhật Báo Phố Walll (Wall Street Journal) đóng tại Bắc Kinh. Để đối phó với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã áp đặt hạn ngạch nhân sự đối với 5 công ty truyền thông Trung Quốc được liệt kê là “Cơ quan đại diện nước ngoài” vào ngày 2/3, từ 160 người xuống còn dưới 100 người.
ĐCSTQ thông báo vào ngày 18/3 rằng, họ sẽ trục xuất các nhà báo Mỹ của tờ Wall Street Journal, The New York Times và The Washington Post, có thẻ báo chí hết hạn trước cuối năm. Sau này, những nhà báo này cũng sẽ không được phép tham gia tác nghiệp báo chí ở Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao. Ngày 23/6, Mỹ đã quyết định bổ sung thêm Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (China News Service), Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn cầu vào danh sách “Cơ quan đại diện nước ngoài”, nhằm ngăn chặn ĐCSTQ lợi dụng truyền thông xâm nhập vào xã hội phương Tây.
Tháng 7 năm nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đóng cửa lãnh sự quán của nhau, khiến căng thẳng giữa hai bên ngày càng leo thang. Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của kênh “Thời báo Hoàn Cầu” thậm chí còn đe dọa sẽ “trả đũa một cách thô bạo”. Tuy nhiên, một số người trong giới truyền thông trong thể chế này tiết lộ rằng, nhiều người thuộc tầng lớp giàu có trong nước đang có kế hoạch di cư, vì họ lo lắng rằng Đại lục sẽ tiếp tục con đường phong tỏa đất nước.
Kể từ ngày 2/12 năm nay, có thông tin rằng, chính quyền Trump đã ban hành các quy định mới, hạn chế các đảng viên ĐCSTQ đến Hoa Kỳ du lịch. Thời hạn có hiệu lực tối đa là mỗi lần nhập cảnh chỉ được lưu trú một tháng. Trước đây, các thành viên ĐCSTQ, giống như các công dân Trung Quốc khác, có thể xin thị thực du lịch đến Hoa Kỳ tối đa là 10 năm.
Tin tức này khiến người dân Trung Quốc trong và ngoài nước chấn động. Vì theo tuyên bố của ĐCSTQ, có hơn 90 triệu đảng viên trong tổ chức của họ, chính sách này có thể ảnh hưởng đến việc đi lại của 270 triệu người.
Cũng cần lưu ý rằng, tính đến ngày 11/11, tổng cộng 21 tàu Trung Quốc đã bị Mỹ đột kích kiểm tra khi cập cảng Hoa Kỳ. Kể từ tháng 9, phi hành đoàn của 16 hãng hàng không Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã bị thẩm vấn và xét hỏi. Thời gian thẩm vấn của Hoa Kỳ đôi khi kéo dài vài giờ và họ liên tục hỏi về danh tính đảng viên ĐCSTQ và lý do gia nhập đảng.
Tử Hi
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…