Ngày 2/5, Tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha đã công bố một báo cáo mới, cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã và đang mở rộng lệnh cấm xuất cảnh, để đối phó với các nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền nước ngoài. Đồng thời, Bắc Kinh cũng thắt chặt quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan trọng.
Safeguard Defenders cho biết, dựa trên lời khai của các luật sư và nhà hoạt động Trung Quốc, các lệnh cấm xuất cảnh có động cơ chính trị đã tăng lên trong 5 năm qua. Nhóm này cho biết trong những năm gần đây, hàng chục công dân nước ngoài cũng đã bị ngăn không cho rời khỏi Trung Quốc, bao gồm các nhà báo, luật sư và lãnh đạo doanh nghiệp.
Báo cáo mới cho biết, kể từ năm 2018, Bắc Kinh đã ban hành hoặc sửa đổi 5 luật để mở rộng phạm vi của lệnh cấm xuất cảnh, bổ sung thêm 10 luật liên quan khác. Nhiều người đến biên giới mới biết rằng họ không được phép rời khỏi Trung Quốc.
Từ năm 2016 – 2020, số trường hợp bị cấm xuất cảnh xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của Tòa án Tối cao Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần. “Lệnh cấm xuất cảnh đã trở thành một trong nhiều công cụ được ĐCSTQ sử dụng trong nỗ lực thắt chặt kiểm soát đối với mọi khía cạnh của cuộc sống người dân,” báo cáo viết.
Báo cáo nhận định luật pháp địa phương thực thi các lệnh cấm xuất cảnh là “không rõ ràng, mơ hồ, phức tạp và có thể kéo dài”, và thường là không thể kháng cáo các quyết định này.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy, tổng cộng 128 người nước ngoài đã bị cấm rời khỏi Trung Quốc từ năm 1995 – 2019.
Ông Trần Tịnh Tiệp (Jing-Jie Chen), chuyên gia vận động và nghiên cứu của Safeguard Defenders, nói với RFI rằng tổ chức này nhận thấy các biện pháp hạn chế xuất cảnh đã lan rộng từ cơ quan tư pháp đến hành chính. Các cảnh sát bình thường cũng có thể hạn chế xuất cảnh, đây là một thay đổi lớn kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức.
Người ta cũng phát hiện ra rằng Ủy ban Giám sát Quốc gia, một cơ quan phi tư pháp mới được bổ sung trong bản sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc năm 2018, thậm chí có thể hạn chế công dân rời khỏi đất nước, và rõ ràng là có vấn đề về tư pháp.
Ông cũng cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ ban hành nhiều luật hơn để hợp pháp hóa các hạn chế xuất cảnh thường được coi là bất hợp pháp. Vào ngày 1/7, một phiên bản mới của Luật Chống Gián điệp sẽ được thi hành, mở rộng định nghĩa về hành vi gián điệp.
Theo cách giải thích của các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, chỉ cần các nghi phạm liên quan đến luật mới sẽ bị hạn chế rời khỏi đất nước, và phạm vi khá rộng. Đại diện của một số tổ chức có liên quan, miễn là tổ chức đó có liên quan đến điều tra luật chống gián điệp, họ sẽ bị hạn chế rời khỏi đất nước với tư cách là người đại diện.
Đối với những công dân nước ngoài sống ở Trung Quốc, ông Trần Tịnh Tiệp cũng lo lắng rằng sau khi luật chống gián điệp được thực thi, phạm vi hạn chế người nước ngoài xuất cảnh sẽ rộng hơn, chẳng hạn như các nhà báo nước ngoài sẽ bị buộc tội theo luật chống gián điệp.
Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã thông qua một loạt các luật nhằm duy trì an ninh quốc gia. Luật bảo mật dữ liệu và các quy định mới hạn chế chuyển dữ liệu ra nước ngoài, như luật được ban hành vào năm 2021, gây khó khăn cho các công ty và nhà đầu tư nước ngoài trong việc lấy thông tin, như nguồn cung cấp và báo cáo tài chính của công ty.
Các công ty nước ngoài lo lắng rằng luật chống gián điệp mới sửa đổi có định nghĩa rộng hơn về hoạt động gián điệp. Các hoạt động kinh doanh thông thường như thu thập thông tin về thị trường địa phương và đối tác kinh doanh cũng có thể bị hình sự hóa.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nhóm vận động hành lang kinh doanh lớn nhất của Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu (28/4) rằng Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát các công ty dịch vụ chuyên nghiệp giúp các công ty đa quốc gia tiến hành đánh giá rủi ro, từ đó làm tăng đáng kể rủi ro khi kinh doanh tại Trung Quốc.
Quyền truy cập vào dữ liệu Wind, một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng nhất của Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phân tích và nhà đầu tư trong và ngoài Trung Quốc, đã bị thắt chặt trong những ngày gần đây.
Công ty Tư vấn “Bain & Co.” của Hoa Kỳ cáo buộc rằng gần đây các nhân viên trong văn phòng Thượng Hải của họ đã bị cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn. Công ty thẩm định Mintz Group của Hoa Kỳ cho biết văn phòng Bắc Kinh của họ đã bị đột kích, 5 nhân viên đã bị giam giữ.
Văn phòng Bắc Kinh của công ty kiểm toán Deloitte của Anh đã bị phạt khoảng 31 triệu USD, và bị đình chỉ kinh doanh. Văn phòng Capvision ở Thượng Hải cũng bị đột kích.
Những hành động nêu trên cho thấy Bắc Kinh cho rằng nhiều công ty đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, và không thể rời bỏ ngay lập tức. Đúng là nhiều công ty nước ngoài vẫn coi Trung Quốc là thị trường quan trọng, nhưng các cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy, ngày càng nhiều công ty Mỹ và châu Âu ưu tiên các quốc gia khác ngoài Trung Quốc khi quyết định đầu tư.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…