Khi tham gia Triển lãm "Internet Ánh Sáng" từ ngày 22 đến 24/11/2020, Viện Nghiên cứu số 1 thuộc Bộ Công an ĐCSTQ đã giới thiệu "Thẻ căn cước mạng". (Ảnh chụp màn hình trang web)
“Thẻ căn cước mạng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ chính thức được triển khai từ ngày 15/7. Từ nay, người dùng mạng phải đăng ký bằng danh tính thực, được cơ quan chức năng cấp thống nhất “số mạng (internet)” và “chứng nhận thân phận trên mạng” để sử dụng trên các nền tảng mạng yêu cầu xác thực danh tính.
Tờ The Economist cho rằng đây có thể trở thành một “nhà tù toàn cảnh kiểu giám sát tập trung” cấp quốc gia của ĐCSTQ, nhằm tăng cường kiểm soát hành vi và ngôn luận trên mạng, ảnh hưởng đến 1,1 tỷ người dùng internet tại Trung Quốc.
Bộ Công an ĐCSTQ, Văn phòng Quản lý Không gian mạng và 6 cơ quan khác đã cùng công bố “Quy định quản lý dịch vụ công nhận chứng nhận thân phận trên mạng internet quốc gia”. Theo truyền thông Trung Quốc, nền tảng dịch vụ công để đăng ký “số mạng (internet)” và “chứng nhận thân phận mạng” đã đi vào hoạt động. Người đăng ký cần cung cấp một trong các loại giấy tờ như: “căn cước công dân”, “thẻ cư trú cho người dân Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan”, “giấy thông hành đến Đại Lục cho người Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan”, “thẻ cư trú vĩnh viễn cho người nước ngoài” hoặc “hộ chiếu”. Ngoài ra, cần thực hiện nhận diện khuôn mặt và liên kết với số điện thoại. Trẻ vị thành niên cũng phải đăng ký.
Hiện tại, thẻ căn cước số mới đã được kết nối với hơn 400 ứng dụng, bao gồm các nền tảng mạng lớn, dịch vụ hành chính công, kỳ thi giáo dục, du lịch văn hóa, y tế và các ngành khác.
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố rằng việc đăng ký là “tự nguyện” và không hạn chế quyền truy cập dịch vụ mạng đối với người chưa đăng ký, nhiều người lo ngại rằng trong tương lai, chính sách này có thể dần được áp dụng bắt buộc. Nhà quan sát dữ liệu internet Tào Lỗi chia sẻ với tờ Epoch Times, ông cho đây là một hệ thống giám sát được triển khai theo từng giai đoạn.
Nhà xã hội học Đại học Thanh Hoa, ông Trương Hoành, chia sẻ với Epoch Times rằng dù chế độ thực danh trên mạng có thể giảm thiểu lừa đảo và tài khoản độc hại về mặt lý thuyết, nhưng “từ thực danh số điện thoại cho đến thẻ căn cước mạng mới hiện nay, tội phạm không giảm đáng kể, trong khi tiền gửi ngân hàng của người dân vẫn bị đánh cắp như thường.”
Giáo sư luật Đại học Thanh Hoa, bà Lao Đông Yến, từng viết bài cho rằng chế độ “số mạng (internet)” và “chứng nhận thân phận trên mạng” tương đương với việc áp dụng các biện pháp điều tra hình sự vốn dành cho nghi phạm tội phạm lên toàn bộ người dân thường, điều này rõ ràng vi phạm nguyên tắc pháp luật.
Nhiều người dùng mạng cũng bày tỏ sự bất an. Ông Trần Tiểu Bình, một người dân ở Đông Quản, nói với Epoch Times: “Việc sử dụng danh tính thực được áp dụng toàn diện khiến không gian tự do trên mạng ngày càng thu hẹp, phải cẩn thận từng lời nói, sợ bị theo dõi.”
Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…
Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…
Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…
Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…
John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…
Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung…