Bước sang năm 2019 là năm Hợi, tuy nhiên điều đáng chú ý là cả một năm này, Trung Quốc bị bao trùm bởi cái bóng của dịch tả lợn châu Phi. Dịch tả lợn châu Phi đã gây ra tổn thất trực tiếp lên đến hơn 1.000 tỉ Nhân dân tệ, ảnh hưởng của nó “không kém một cuộc chiến tranh”. Rốt cuộc là điều gì đã khiến dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại Trung Quốc?
Điều càng khiến người ta lo lắng là, trong quá khứ Trung Quốc có 440 triệu con lợn, dường như chiếm một nửa số lợn chưa xuất chuồng trên thế giới, nhưng hiện nay con số này đã giảm xuống còn một nửa. Dù vậy, theo số liệu mới nhất của chính quyền Trung Quốc, “từ năm 2018 đến nay tổng cộng đã tiêu hủy 1,2 triệu con lợn bị lây nhiễm”, vậy thịt lợn của hơn 200 triệu con lợn ốm còn lại đã đi đâu?
Ngày 8/1/2020, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc Vu Khang Chấn đã tổ chức cuộc họp báo tại Bắc Kinh và nói rằng, tình hình phòng chống và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi hiện nay vẫn rất phức tạp và khó khăn. Năm 2019, tổng cộng trên toàn Trung Quốc đã báo cáo xảy ra 63 ổ dịch tả lợn châu phi bùng phát, tiêu hủy tổng cộng 390.000 con lợn. Từ ngày 3/8/2018, Trung Quốc đã xác định xảy ra hàng loạt ổ dịch tả lợn châu Phi, đến hiện nay toàn Trung Quốc đã báo cáo xảy ra tổng cộng 162 ổ dịch, tổng số lợn bị lây nhiễm dịch phải tiêu hủy lên đến 1,2 triệu con, toàn quốc vẫn còn tỉnh Vân Nam chưa được giải trừ phong tỏa.
Những con số khiến người ta phải suy nghĩ này, ẩn chứa nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với người dân Trung Quốc.
Trước đó, theo nhiều kênh truyền thông lớn như Thời báo New York, Nam Hoa Tảo báo, Thời báo Hoàn Cầu có trích dẫn tài liệu cùng chỉ ra một sự thật cơ bản đó là: “Đầu tháng 8/2018, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh lần đầu tiên báo cáo về trường hợp dịch tả lợn châu Phi. Đến cuối tháng 8/2019, số lượng lợn chưa xuất chuồng tại Trung Quốc đã giảm khoảng 40%. Năm 2018, số lượng lợn chưa xuất chuồng tại Trung Quốc chiếm trên một nửa số lợn toàn cầu, chỉ riêng dịch bệnh tại đó đã khiến cho gần 1/4 số lợn trên toàn cầu bị chết.”
Tài liệu của Ngân hàng Rabobank Hà Lan cho thấy, quá khứ Trung Quốc có 440 triệu con lợn, dường như chiếm một nửa lợn chưa xuất chuồng trên thế giới, tuy nhiên hiện nay con số này đã giảm thiểu một nửa hoặc nhiều hơn.
Một nửa của 440 triệu con là 220 triệu con.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố số lượng lợn tiêu hủy do lây nhiễm dịch là 1,2 triệu con, con số này chỉ là con số lẻ trong số lợn chưa xuất chuồng bị giảm do dịch bệnh. Vậy thì, 200 triệu con lợn lây nhiễm dịch bệnh đã “biến” đi đâu?
Theo một bài viết ngày 8/12/2019 trên Thời báo New York (New York Times), số liệu chính thức cho thấy, hiện tại chỉ tiêu hủy 1,2 triệu con lợn, chiếm chưa đến 0,3% tổng số lợn chưa xuất chuồng trên toàn Trung Quốc. Mặc dù hiện nay không rõ những con lợn bị biến mất khác đã đi đâu, nhưng chuyên gia thực phẩm cho biết, trong số đó có rất nhiều khả năng là sau khi qua lò mổ gia công chúng đã trở thành thực phẩm. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan, bởi vì loại dịch bệnh này có thể tồn tại trong thịt sống trong thời gian vài tháng.
Chủ tịch Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới, Bác sĩ Thú y người Úc Mark Schipp nói, gần đây Úc đã phát hiện trong xúc xích và các chế phẩm thịt lợn khác mà du khách đến Trung Quốc mang từ Trung Quốc về hoặc gửi từ Trung Quốc đến Úc, có gần một nửa đã bị lây nhiễm bệnh.
Nếu tìm kiếm trên Twitter với từ khóa “dịch tả lợn châu Phi” (tiếng Trung), có thể thấy video từ Trung Quốc lan truyền ra, không ít nông dân sau khi lợn bị dịch bệnh chết vẫn còn đợi xem làm thế nào để bán, còn có xưởng gia công thịt và những con buôn nhân lúc đêm khuya đào những con lợn chết đã chôn lên để đi bán cho lò mổ.
Đằng sau hành vi vô đạo đức này, là ai đang “thả khói mù” để trốn tránh hành vi gây nguy hại nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của người dân?
Tháng 8/2018, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) từng chỉ ra, tin tức kỳ lạ mới nhất chính là truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như đang công khai kêu gọi người dân Trung Quốc cứ ăn thịt lợn chết vì dịch tả. Truyền thông nhà nước Trung Quốc ở đây chính là tờ báo của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhân dân Nhật báo. Trang trực tuyến Sức khỏe Nhân dân trực thuộc Nhân dân Nhật báo đăng lại bài viết của tờ Báo chiều Tiền Giang ngày 24/8, bài báo có tiêu đề “Dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người, có thể yên tâm ăn thịt lợn”.
Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Tần Vĩ Bình mới đây đã đăng cảnh báo trên mạng truyền thông xã hội cho biết: “Nguồn tin tức nói với tôi, hiện tại toàn Trung Quốc có khả năng đã có 20 triệu con lợn bị lây nhiễm virus, cơ quan phòng chống dịch bệnh các nơi về cơ bản không đủ nhân lực vật lực giám sát tiêu hủy, lượng lớn thịt lợn mắc bệnh có thể vẫn xuất hiện trên mâm cơm của người dân. Tình hình đã mất kiểm soát, nhưng truyền thông chính thống vẫn rất yên ả.”
>> Trung Quốc: Lò mổ “tẩy trắng” hàng tạ thịt lợn chết mỗi ngày
Năm 2007, Nga từng bùng phát dịch tả lợn châu Phi, đầu tiên là ở khu vực South Caucasus. Mặc dù Nga và Trung Quốc hiện tại giống nhau, chỉ có một hệ thống kiểm tra và báo cáo dịch bệnh động vật không hoàn thiện, tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi vẫn phải mất thời gian 10 năm mới lan truyền đến miền đông Siberia – khu vực cách nơi bùng phát dịch bệnh ban đầu khoảng 5.600 km.
Virus dịch tả lợn châu Phi lại lây truyền qua tiếp xúc, tính lây lan và hiệu suất lan truyền tương đối thấp. Nhưng vì sao nó lại lan truyền khắp Trung Quốc chỉ trong thời gian 8 tháng ngắn ngủi?
Nguyên nhân đằng sau việc này rốt cuộc là gì?
Bài bình luận trên tờ New York Times chỉ ra, vì để phòng chống ô nhiễm nguồn nước, năm 2015, chính quyền Trung Quốc bắt đầu giám sát chặt chẽ thậm chí cấm chăn nuôi gia súc ở nhiều khu vực miền Nam – nơi có nguồn tài nguyên nước phong phú. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không để cho các hộ chăn nuôi công nghiệp hóa đủ thời gian nâng cấp cơ sở để phù hợp với tiêu chuẩn xử lý chất thải mới, mà đã nhanh chóng dỡ bỏ các trang trại chăn nuôi lợn, khiến cho sản lượng thịt lợn ở miền nam giảm mạnh. Sau đó, chính phủ Trung ương lại xuất phát từ lo lắng thiếu thịt lợn, thế là tháng 4/2016 lại chế định ra một chiến lược gọi là “Lợn miền Nam, miền Bắc nuôi”: Tập trung phần lớn việc chăn nuôi lợn ở miền Bắc, sau đó dựa vào vận chuyển đường dài để đưa lợn đến miền Nam.
Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2017, trong tổng số 689 triệu con lợn trên toàn Trung Quốc, có 102 triệu con được vận chuyển liên tỉnh. Sau tỉnh Liêu Ninh vùng Đông Bắc Trung Quốc xác nhận bùng phát dịch, thì cách vận chuyển liên tỉnh này này đã dẫn đến rủi ro lây lan rất lớn. Thực tế, trước giữa tháng 12/2018, trong số 87 trường hợp bùng phát dịch được báo cáo, có khoảng 45% liên quan đến vận chuyển đường dài.
Ngày 11/9/2019, tờ Tân Kinh Báo đưa tin “Cần lập tức điều chỉnh khu vực cấm nuôi lợn vượt phạm vi hoạch định” để đưa ra phản tỉnh về cách làm này, “coi quản lý khu vực hạn chế chăn nuôi thành khu vực cấm chăn nuôi tại vùng thuộc mạng lưới nguồn nước ở miền Nam, không cho hộ chăn nuôi có thời gian cải tạo cơ sở xử lý ô nhiễm, mà trực tiếp tháo dỡ di dời, việc này đã khiến cho quy mô chăn nuôi giảm.”
Hồi tháng 11/2019, Tạp chí Caixin tại Trung Quốc có bài phân tích “Lợi và hại từ chính sách ‘Lợn miền Nam, miền Bắc nuôi’” đã chỉ ra: “Phương thức bố trí chuỗi ngành này có vấn đề ở chỗ nếu chẳng may xảy ra dịch bệnh thì sẽ dẫn đến khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát phòng chống lây lan từ vùng này sang vùng khác. Điểm này đã thể hiện rất rõ từ sau khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi vào năm 2018.”
Bài bình luận trên New York Times chỉ ra, mặc dù vấn đề dịch tả lợn châu Phi lây lan vẫn có thể được ngăn chặn thông qua báo cáo chuẩn xác và kịp thời. Tuy nhiên, bồi thường đối với việc tiêu hủy lợn bị lây nhiễm của cơ quan Tài chính Trung ương và chính quyền địa phương lại thiếu trầm trọng, điều này khiến cho tình hình dịch bệnh không được báo cáo kịp thời, càng khiến cho những con buôn đầu cơ cố ý lan truyền dịch bệnh để kiếm lời.
Bộ Tài chính Trung ương chỉ yêu cầu bồi thường một phần cho nông dân, phần còn lại là do chính quyền địa phương gánh vác. Tuy nhiên tài liệu của Bộ Tài chính cho thấy, đến cuối tháng 6/2019, nợ lũy kế của chính quyền địa phương các nơi ít nhất đã lên đến 21 nghìn tỉ, suy xét đến gánh nặng bồi thường tiêu hủy lợn, nên có động cơ không báo cáo tình hình dịch bệnh.
Tại tỉnh Sơn Đông, hồi tháng 8/2018 xuất hiện trường hợp nghi là dịch, số lợn chưa xuất chuồng trên toàn tỉnh đã rất nhanh chóng sụt giảm, tuy nhiên đến tháng 2/2019, chỉ có một nông trường báo cáo tình hình dịch bệnh; ngoài ra, một tiết lộ khác cho biết, dịch tả lợn châu Phi ở Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông mất kiểm soát và lây lan, chính quyền địa phương lại không hề công bố chính thức về tình hình. Chính quyền địa phương khi hồi đáp về yêu cầu bồi thường của nông dân, mức bồi thường được đưa ra thường thấp hơn rất nhiều so với quy định của chính phủ.
Kết quả, bản thân hộ chăn nuôi lợn cũng có nhân tố át chế mạnh mẽ, không muốn báo cáo trường hợp nghi dịch bệnh ở các trang trại. Họ có thể sẽ âm thầm vứt lợn chết đi hoặc tùy tiện chôn, tránh các biện pháp an toàn chính quyền. Cũng có hiện tượng bán tháo lợn vì lo sợ, nông dân chỉ muốn nhanh chóng bán lợn để thu hồi vốn, dù đó là lợn bị bệnh hay là lợn khỏe mạnh.
Các con buôn đầu cơ lợn đi khắp các hộ chăn nuôi để thu mua những con lợn còn sống, sau đó vận chuyển chúng đến nơi khác, từ đó khiến cho dịch bệnh lây lan liên tỉnh.
Tháng 12/2019, tạp chí nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tờ Bán Nguyệt Đàm có bài viết chỉ ra, do dịch tả lợn châu Phi hoành hành, giá thịt lợn đã tăng cao, nhưng lại có người lợi dụng cơ hội này để mưu lợi, tạo thành “con buôn đầu cơ” mua bán lợn (cả lợn dịch bệnh) xuyên tỉnh, thậm chí phát tán lời đồn về dịch bệnh, phát tán virus dịch tả lợn để thu mua lợn giá thấp từ các trang trại. Có “nhóm đầu cơ lợn” có ngày vận chuyển 4000 con lợn, lợi nhuận mỗi con lên đến 1000 tệ, vận chuyển liên tiếp 100 con là có thể thu lợi nhuận khoảng 100.000 tệ. Trước đó có doanh nghiệp phát hiện “nhóm đầu cơ lợn” dùng máy bay không người lái thả virus dịch tả lợn châu Phi xuống trang trại chăn nuôi lợn, sau đó dùng thiết bị chống máy bay không người lái, kết quả can nhiễu đến tín hiệu GPS và bị chính quyền xử phạt.
Trong bài viết đặc biệt “Điều tra dấu vết dịch tả lợn châu Phi: Cuộc chiến khó khăn và lâu dài” trên trang tin trực tuyến Caixin chỉ ra: “Qua nhiều tháng đi sâu vào phỏng vấn thì phát hiện, sau khi qua giai đoạn ‘gặp dịch lập tức báo cáo’ thì nhiều địa phương lại xuất hiện tình trạng coi như không thấy, không muốn xác nhận đối với trường hợp nghi mắc dịch tả lợn châu Phi … Những triệu chứng điển hình của dịch tả lợn châu Phi không có ai chú ý, bị từ chối xác nhận báo báo lên trên, cũng từ chối bồi thường tiêu hủy; các hộ chăn nuôi lợn vội vã giảm thiểu tổn thất không khỏi lo lắng và buộc phải bán tháo lợn sống, từ đó khiến cho dịch bệnh trên các xe chở lợn đi khắp các nơi thu mua lây lan ngày càng rộng, và từ các tỉnh thành này sang tỉnh thành khác, từ đó dễ dàng phá thủng hệ thống phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, khiến cho các hộ chăn nuôi lợi bị tổn thất trầm trọng …”
Bài bình luận trên New York Times chỉ ra, trong tình huống này, ngay cả quy định được đưa ra nhằm đảm đảm an toàn cũng chỉ có thể làm dịch bệnh lây lan hơn. Ví dụ, chính quyền quy định lợn sống chỉ được giết mổ tại lò mổ chỉ định, cách làm này vốn là để phòng chống việc giết mổ lợn bị lây nhiễm bệnh, nhưng kết quả lại biến lò mổ thành đầu mối lây lan dịch bệnh: Lợn bị lây nhiễm bệnh được đưa đến lò mổ, ở đó chúng sẽ tiếp xúc với nhiều động vật và nhiều người hơn.
Theo một bản tin từ Caixin, tỉnh Sơn Đông không chỉ có số lượng lợn xuất chuồng đứng thứ 4 Trung Quốc, cũng chỉ đứng thứ hai sau Quảng Đông về số lò mổ trên toàn quốc; lợn sống từ các tỉnh khác như Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc vẫn luôn được vận chuyển đến tỉnh Sơn Đông để giết mổ. Năm 2016, số lượng lò giết mổ gia công lợn tại Sơn Đông chiếm 25% các lò mổ chuyên trên toàn quốc, còn thị trấn Lâm Nghi là khu vực giết mổ chính của Sơn Đông, do đó mà bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) có bài bình luận nói rằng, dịch tả lợn châu Phi tạo thành ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ là khiến cho giá thịt lợn tăng cao, có học học giả Trung Quốc suy đoán, tổn thất trực tiếp mà dịch tả lợn châu Phi gây ra lên đến 1 nghìn tỉ nhân dân tệ; cũng có chuyên gia cho biết, ảnh hưởng của nó “không kém gì một cuộc chiến tranh”.
Bản tin trích dẫn thông tin từ trang Caixin cho biết, ông Lý Đức Phát – Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, Viện trưởng Viện Công nghệ động vật Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, suy đoán dịch tả lợn châu Phi gây tổn hại trực tiếp lên đến 1 nghìn tỉ nhân dân tệ, “điều này còn chưa tính đến chuỗi ngành sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn”.
Ngoài ra, theo một bản tin khác, số lượng người làm trong nhóm sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn trong ngành chăn nuôi lợn và gia đình đằng sau nhóm người này lên lến hơn 100 triệu nhân khẩu, do đó ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc là rất rộng, xung kích nghiêm trọng đến công tác “giải quyết nghèo đói” hiện nay. Cùng với số lượng lợn suy giảm nhanh chóng, nhiều hộ chăn nuôi cũng đối mặt với phá sản. Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, số lợn chết tăng nhanh chóng, những con lợn còn sống bị ép bán với giá thấp, từ đó khiến cho nhiều trang trại lợn bị đứt nguồn vốn, người chăn nuôi phải gánh vác nợ lớn, một khi không cách nào trả nợ thì sẽ liên quan đến nhiều người bảo lãnh.
Dịch tả lợn châu Phi rất có khả năng sẽ khiến cho những hộ nông dân vừa thoát nghèo lại tái nghèo.
Theo VOA, dịch tả lợn châu Phi hiện tại lây lan ở phía Bắc Trung Quốc đến Hắc Long Giang, phía Nam đến Chiết Giang có nguồn gốc từ Nga. Còn dịch tả lợn châu Phi tràn lan ở Nga cũng không phải là tin tức mới hoặc cơ mật quốc gia, mà đã được truyền thông quốc tế đưa tin từ lâu.
Hiện tại ngoại giới không rõ rốt cuộc là chính quyền ĐCSTQ không có năng lực, ngay cả đối với thông tin cơ bản cũng không nắm được Nga có dịch bệnh; hay là do chính quyền vì đối kháng với Mỹ trong chiến tranh thương mại mà đi con đường mạo hiểm, biết rõ Nga có dịch bệnh mà vẫn kiên trì nhập khẩu thịt lợn từ Nga, từ chối nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ.
Trung Quốc nhập khẩu thịt lợn từ Nga, cũng nhập khẩu luôn cả dịch tả lợn châu Phi, khiến ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc bị nguy hại lớn. Tình trạng này khiến cho nhà bất đồng chính kiến Lý Giang Lâm không khỏi liên tưởng đến mối quan hệ đặc thù giữa Nga và Trung Quốc, nghĩ tới họa hại mà Nga mang tới cho Trung Quốc cách đây 100 năm. Ông Lý Giang Lâm đã thông qua mạng xã hội Twitter nói lên sự cảm thán: “Năm 1917, ‘một tiếng súng vang lên’, bọn cướp đã mang chủ nghĩa Mác – Lê đến Trung Quốc; năm 2018, không một tiếng động nào, bọn cướp lại mang dịch lợn đến Trung Quốc.”
Huệ Anh (Theo Secretchina)
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…