Tại Lễ Quốc khánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm nay, cựu Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh trong bài phát biểu bất ngờ có câu gây chú ý: “Đi cho tốt cây số cuối”. Nhiều người Hồng Kông hiểu nghĩa ý này chỉ “thời khắc kết thúc”. Vốn dĩ câu này nhiều lần được chính ông Tổng Bí thư Tập Cận Bình sử dụng. Có nhà bình luận chỉ ra rằng câu này có gốc từ câu tiếng Anh “the last mile” thường được người Anh dùng ám chỉ một tử tù đi bộ từ phòng giam đến nơi bị hành quyết.
Ngày 1/10 được coi là “Ngày Quốc khánh” trong quan điểm của ĐCSTQ. Tuy nhiên, ông Phó Chủ tịch Chính hiệp Lương Chấn Anh của ĐCSTQ (cựu Trưởng Đặc khu Hồng Kông) khi phát biểu tại “Dạ tiệc Quốc khánh” tổ chức ở sân vận động Coliseum cho hay: “Hồng Kông phải tận dụng tối đa lợi thế đặc thù ‘một nước, hai chế độ’, qua đó tích cực hợp tác với xu thế mở cửa cao của đất nước, hãy sử dụng sức mạnh của Hồng Kông để bảo vệ chủ quyền, an ninh, hình ảnh và lợi ích phát triển của đất nước; tận dụng thế mạnh của Hồng Kông để đi tốt cây số cuối…”
Tuyên bố “đi cây số cuối” đã làm dấy lên thảo luận. Cư dân mạng Hồng Kông phổ biến cho rằng nó có nghĩa là đất nước sẽ không còn đường đi, kết quả sẽ là “đất nước tan tành”, dĩ nhiên vấn đề không chỉ Trung Quốc mà là chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Nói cách khác, ông Lương Chấn Anh ám chỉ ông Tập Cận Bình là “vua cuối triều đại”!
Một người để lại tin nhắn cho biết: “Tôi thực sự bị sốc khi nghe điều đó. Hóa ra Lương Chấn Anh cảm thấy rằng Trung Quốc hiện đang trên con đường đi đến ngõ cụt. Câu hay, câu hay! Tôi hy vọng lời của Lương Chấn Anh trở thành sự thật”.
Bình luận về vụ việc trên trang Facebook của mình, nhà bình luận Phùng Hi Can (Feng Jingqian) cho biết, sau nhiều lần xác nhận, quả thực ông Lương Chấn Anh đã nói “cây số cuối” và đó chắc chắn không phải là lỡ lời, có lẽ ông ấy đã nói điều đó sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì trước khi phát biểu thì ông Lương đã viết bản thảo, đọc nó trong bài phát biểu trước công luận, nên rõ ràng là bản thân ông Lương không cảm thấy có vấn đề gì.
Ông Phùng Hi Can cho rằng trong ngày Quốc khánh trọng đại, việc tuyên bố Hồng Kông phải “đi thật tốt cây số cuối” – thứ ngôn ngữ chỉ có thể từ người của ĐCSTQ, vì những người nói tiếng Trung bình thường chắc chắn sẽ coi đó là điều “xấu, không may mắn”.
Sau khi kiểm tra thông tin cho thấy, từ “cây số cuối” là một thuật ngữ mới kể từ Đại hội 18 của ĐCSTQ và đã được ông Tập Cận Bình nhiều lần dùng kể từ năm 2015. Theo mạng china.com của ĐCSTQ, ý nghĩa ban đầu của “cây số cuối” dùng để chỉ đoạn cuối cùng của một hành trình dài, sau đó ý nghĩa câu nói được mở rộng sang là mắt xích quan trọng cuối cùng trong quá trình thực hiện một công việc, thường ám chỉ sẽ có một số điểm nghẽn trong công việc. Tóm lại, hàm ý là càng gần đến đích thì càng khó khăn và càng cần phải nỗ lực hết mình.
Ông Phùng Hi Can nói: “Theo định nghĩa này, ông Lương Chấn Anh đã nói với Hồng Kông hãy tận dụng tốt mô hình ‘một nước, hai chế độ’ và hãy vì phát triển chất lượng cao của Trung Quốc mà ‘đi tốt cây số cuối’, nghĩa là sự phát triển của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn cuối cùng, sau khi Hồng Kông hoàn thành hành trình này thì Trung Quốc cũng đã hoàn thành quá trình phát triển! Có phải vậy không? Vì nếu cuộc cách mạng của ĐCSTQ tiếp tục không ngừng, đương nhiên sẽ không có cái gọi là cây số cuối”.
Nói cách khác, vì đã tuyên bố rằng có “cây số cuối”, có nghĩa là nó sắp kết thúc và thời hạn nắm quyền của ĐCSTQ sắp kết thúc.
Ông Phùng Hi Can cho rằng, mặc dù “cây số cuối” xuất phát từ từ vựng của ĐCSTQ, nhưng ngoại ngữ của ông Lương Chấn Anh rất tốt, không có lý do gì để không biết rằng cụm từ này xuất phát từ câu “the last mile” trong tiếng Anh, hàm ý là chặng đường cuối cùng. Trong văn hóa Anh, câu nói đó có một ý nghĩa khác, nó chính là “quãng đường mà tử tù phải đi bộ từ phòng giam đến nơi hành quyết” (the distance walked by a condemned person from his or her cell to the place of execution).
Người Trung Quốc xem trọng quan điểm “thiên – nhân hợp nhất”, “thiên – nhân cảm ứng”, cho rằng nhiều chuyện xảy ra là điềm báo trước kết cục tương lai. Người ta kể rằng hoàng đế Phổ Nghi – vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung – đã khóc trong lễ đăng cơ, nhiếp chính Tải Phong bước tới an ủi: “Đừng khóc, mọi chuyện sẽ sớm qua thôi, gần như kết thúc rồi!”. Lời không hay như vậy được cho là điềm báo, kết quả sau đó 3 năm thì triều đại nhà Thanh đã kết thúc.
Ông Phùng Hi Can chỉ ra một ví dụ khác: Khi Hoàng đế Quang Tự (Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh) kết hôn vào năm 1889, phía người Anh vốn không biết về những điều kiêng kỵ của Trung Quốc, đã “tặng đồng hồ” (tiếng Trung Quốc gọi ‘tống chung’/送钟, đồng âm送终chỉ chuyện lo ma chay) để chúc mừng đám cưới. “Tặng đồng hồ” còn chưa đủ điềm xui, thậm chí còn khắc lên đồng hồ câu đối: “Mặt trời và mặt trăng cùng chiếu sáng, báo điềm lành vào lúc 12h; hợp đức trời đất, mừng giàu có và trường thọ muôn năm”.
Ông nói rằng thoạt nhìn thì có vẻ tốt, nhưng khi xem xét kỹ hơn thì lại đầy rẫy những điềm xấu. Từ “Minh” trong “mặt trời và mặt trăng cùng nhau tỏa sáng” đã phạm húy kỵ của người nhà Thanh; điềm xui hơn nữa là “mặt trời và mặt trăng cùng chiếu sáng” ngụ ý rằng triều Đại Thanh sẽ cũng giống như Đại Minh. Kết quả là chế độ nhà Thanh (1636-1912) cũng giống như nhà Minh (1368-1644), cả hai đều kéo dài 276 năm! Còn “12 giờ” dường như chỉ 12 vị hoàng đế của nhà Thanh…
Có vẻ như ông Lương Chấn Anh đã cố tình sử dụng những từ trong sách “Tập ngữ lục” (những lời trích của ông Tập Cận Bình) để bày tỏ lòng trung thành, ông ấy đã long trọng tuyên bố tại bữa tiệc ngày 1/10 rằng “phải đi tốt cây số cuối”, điều này được ông Phùng Hi Can chỉ ra tương tự như trường hợp Đế quốc Anh “gửi đồng hồ”, vô tình báo trước “thiên cơ”.
Một số cư dân mạng chỉ ra rằng ông Tập hay nói: “Thành công không nhất thiết ở tôi”, câu này đọc đảo sẽ là “Tôi còn, tất không thành công”, cho thấy rằng Tập Cận Bình sẽ là nhà lãnh đạo cuối cùng của ĐCSTQ. Điều quan trọng nhất là vấn đề “thiện ác báo ứng” là quy luật rất rõ ràng, ĐCSTQ đã tàn phá đất nước Trung Quốc trong nhiều thập niên và đã đến lúc phải chấm dứt.
Sau Đại hội 18 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc đến thuật ngữ “cây số cuối”, tiêu biểu như:
Ngày 30/1/2015, khi chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương, ông Tập chỉ ra rằng cải cách sâu sắc toàn diện là một nhiệm vụ quan trọng, tất cả các khu vực, ban ngành phải hoàn thành “cây số cuối” của tiến bộ cải cách.
Ngày 28/5/2018, ông Tập lại nhấn mạnh tại Hội nghị Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc rằng nên thúc đẩy các dự án khoa học và công nghệ lớn, phải vượt qua “cây số cuối”.
Ngày 7/11/2018, khi ông Tập đi thị sát quận Hồng Khẩu ở Thượng Hải, ông nhấn mạnh rằng “cây số cuối” của quản lý đô thị nằm ở cộng đồng, phải tăng cường quản lý cộng đồng.
Ngày 22/4/2019, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra tại cuộc họp lần thứ tư của Ủy ban Kinh tế Tài chính Trung ương rằng phải chạy tốt “cây số cuối” để xây dựng một xã hội khá giả một cách toàn diện.
Ngày 29/6/2020, ông Tập nhấn mạnh tại Phiên học tập chung lần thứ 21 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 rằng các tổ chức đảng cơ sở là “cây số cuối” để thực hiện các quyết định, sắp xếp của Trung ương Đảng, không thể đi vào “ngõ cụt”.
Ngày 27/9/2021, ông tham dự Hội nghị Công tác Nhân tài Trung ương và có bài phát biểu quan trọng, chỉ ra rằng công tác nhân tài trong nước còn nhiều bất cập so với tình hình mới, nhiệm vụ mới, cơ chế cải cách phát triển nhân tài còn vấn đề chưa thông ở “cây số cuối”.
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…