“Dòng sông hoa” tưởng niệm nạn nhân tại tàu điện ngầm Trịnh Châu

Do mưa lớn và xả lũ hồ chứa dẫn đến thương vong trầm trọng tại thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Trong “ngày đầy tuần” của nạn nhân tử vong, liên tiếp có người mang hoa tươi đến lối vào của nhà ga tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu để tưởng niệm, có người vì chụp ảnh, quay video và lái flycam để ghi hình mà bị tấn công, bị đánh đập. Nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Tiết Minh Khải có nhà gần hiện trường đã chia sẻ thông tin với Epoch Times.

Lối ra vào của nhà ga B1 tuyến tàu điện ngầm số 5 đặt đầy hoa tươi, tuy nhiên chính quyền đã buộc các cửa hàng gần đó tắt điện để không chiếu sáng cho nơi đặt hoa, có người dân tự nguyện đến thắp đèn. Ông Tiết Minh Khải, người dân Trịnh Châu, ở đó gác suốt đêm, đến sáng sớm hôm 29/7 ông bị cảnh sát thường phục đe dọa. (Ảnh cắt từ video).

“Khoảng 3:00 sáng ngày 29/7, tôi thấy rất đông người. Sau đó, tôi lấy điện thoại di động chụp ảnh, kết quả trong chốc lát có đến cả chục người vây quanh. Họ yêu cầu tôi đưa điện thoại di động. Tôi nói là một công dân, điện thoại là đồ vật của tôi. Tại sao tôi phải đưa đồ đạc cá nhân của tôi cho anh?”, ông Tiết Minh Khải kể lại.

Ông Tiết Minh Khải tiết lộ rằng mấy ngày gần đây ông đã ở lối ra đường Sa Khẩu của tuyến tàu điện ngầm số 5 để thắp đèn cho những người tử nạn trong trận lũ lụt ở Trịnh Châu. Từ “ngày đầy tuần” ông đã gác cho đến nay. Vào sáng sớm ngày 29/7, ông bị hơn chục cảnh sát mặc thường phục và nhân viên văn phòng đường phố đe dọa.

“Họ có một nhóm người đến vây quanh tôi, sau đó dùng điện thoại di động chụp ảnh tôi. Tôi nói rằng nếu các anh chụp ảnh tôi, tôi cũng có quyền chụp ảnh các anh, về sau càng có nhiều người. Cuối cùng một người mặc thường phục đưa thẻ ID và cho tôi xem danh tính thì thấy đó là cảnh sát mặc thường phục.”

Ông Tiết Minh Khải cho biết, ngoài thường phục, còn có một số nhân viên văn phòng đường phố nhàn rỗi, những người này muốn đánh người và bị người mặc thường phục ngăn lại. “Bởi vì họ nói, tôi ở đây chụp ảnh là chụp lén. Sau đó, ngày càng có nhiều người hơn nên họ sợ sự việc bị làm lớn lên, vậy nên đến hơn 4:00 sáng họ để cho tôi đi.”

Ông Tiết Minh Khải giải thích với cảnh sát về việc gác đêm ở đây: “Tôi nói với cảnh sát rằng tôi đi gác đêm chứ không phải để tìm việc gây sự, bởi vì trong lòng tôi rất buồn. Cửa nhà tôi gần ngay tuyến tàu điện ngầm số 5. ​​Hôm đó cũng thật trùng hợp, chúng tôi muốn đi tàu điện ngầm số 5, nhưng do trong nhà có việc nên không đi được.”

Ông Tiết Minh Khải còn đề cập đến việc một cậu thanh niên bị tấn công khi sử dụng máy bay không người lái (flycam) chụp ảnh tại lối ra của tuyến tàu điện ngầm số 5. ​​“Tôi đã trò chuyện một lúc và cậu ấy nói rằng mình đến từ Tây An, làm truyền thông cá nhân.”

Thanh niên Tây An dùng flycam chụp ảnh tưởng niệm nạn nhân ở ga tàu điện ngầm Trịnh Châu bị những người mặc thường phục màu đen hành hung.

Người dân đặt nghi vấn: Vì sao không cho ghi hình?

Ngày 28/7, nhiều video cho thấy một sinh viên Đại học Tây An đã sử dụng flycam để chụp ảnh hoa tưởng niệm người tử nạn tại ga tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu. Sau đó, thanh niên này đã bị nhiều người mặc thường phục màu đen vây đánh. Trong đó, một người đã vặn cánh tay anh ta ra sau bằng kỹ thuật nghiệp vụ của cảnh sát đặc nhiệm rồi quật ngã xuống đất để trấn áp. Nhóm người này còn giật thiết bị ghi hình bằng flycam và ba lô của cậu thanh niên. Cậu ta gào khóc thảm thiết và hét lên “cứu mạng“. Lúc này, nhiều người dân Trịnh Châu đã tiến tới can ngăn.

Người dân có mặt tại hiện trường bức xúc chất vấn: “Tại sao công an lại đánh người như côn đồ?”. Còn có người lớn tiếng hỏi: “Tại sao không cho quay phim chụp ảnh? Tại sao không thể nói sự thật cho công chúng?”

Người dân tự phát liên tục dâng hoa bái tế

Trận lũ lụt bất ngờ hôm 20/7 ở Trịnh Châu đã làm ngập tàu điện ngầm và đường hầm, gây ra thương vong nặng nề. Sáng sớm hôm sau, phía chính quyền thông báo hồ chứa xả lũ vào hôm trước. Sau vụ việc, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các quan chức đã che giấu số người chết và bịt miệng người dân.

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Trịnh Châu là Vương Dịch (Wang Yi) đã tweet nói rằng bắt đầu từ tối ngày 26/7, liên tục có người đến lối ra của ga tàu điện ngầm để đặt hoa. Ngày 27/7 là ngày “tuần đầu” của người tử nạn, ở lối ra B1 tuyến tàu điện ngầm số 5, hoa tươi được người dân mang đến bái tế được đặt đầy lối đi bộ, mỗi bó hoa đều có một tấm thiệp, trong đó có nhiều tấm thiệp có tên họ.

Tối cùng ngày, tại lối ra B1 của tuyến tàu điện ngầm số 5, ánh đèn của cửa hàng gần đó đã chiếu sáng hiện trường nơi đặt hoa tươi, nhiều người mặc áo đen đã buộc chủ cửa hàng phải tắt đèn.

Mặc dù chính quyền gây áp lực, nhưng ngày 29/7, tại lối ra B1, vẫn còn có rất nhiều người đến và đặt đầy hoa tươi. Người nhà của người tử nạn tập trung tại đó, video được chia sẻ cho thấy người nhà đau lòng khóc lóc. Lúc 8:00 tối, do người đến dâng hoa ngày càng nhiều nên người dân đã tự giác xếp hàng để bái tế. 

Lượng lớn cảnh sát mặc thường phục ở lối ra ga tàu điện ngầm

Chính quyền Trung Quốc đã cử lượng lớn cảnh sát mặc thường phục đến hiện trường Trịnh Châu để duy trì ổn định. Ông Tiết Minh Khải nói, tối ngày 29/7, “khi tôi ở hiện trường, đột nhiên phát hiện lực lượng cảnh sát mặc thường phục tương đối nhiều. Bởi vì người dân cũng tương đối nhiều, mỗi ngày có rất nhiều người đến, tại hiện trường cũng đã có rất nhiều hoa.”

Phóng viên của Deutsche Welle bị bao vây bởi những người đàn ông mặc đồ đen.
Người mặc đồ đen bên ngoài lối ra tàu điện ngầm Trịnh Châu.

Ông tiết lộ, còn có người dân ở nơi khác mua hoa trên mạng, sau đó nhờ shipper đến cửa hàng hoa lấy mang đến chỗ tàu điện ngầm để tế bái. Ông nói, hiện giờ những người làm truyền thông cá nhân đến hiện trường tương đối nhiều, khoảng hơn 6:00 chiều ngày 29/7, còn có một người làm truyền thông cá nhân dùng flycam để chụp ảnh, quay video, nhưng được một vòng thì phải thu lại, may mà không bị phát hiện. 

Ông kể thêm, có một cư dân mạng đến từ Thành Đô nhìn thấy cảnh ông gác đêm tại đây và nói muốn nhiều người hơn nữa tiếp sức tham gia: “Vị cư dân mạng này nói muốn tiếp tục ở đó, để cho ký ức của mọi người sâu sắc, từ đó tiếp nhận bài học, tránh sự kiện tương tự tái diễn. Về sau, vị cư dân mạng này bị cảnh sát mặc thường phục bao vây, không cho anh ấy ở đó nói nữa.”

Số liệu tử vong được chính quyền công bố vấp phải nghi ngờ mạnh mẽ

Ông Trương, một công dân của Giang Tô, người đang theo dõi thảm họa ở Hà Nam, cho biết việc chính quyền công bố dữ liệu tử vong trên tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu đã bị cư dân mạng đặt câu hỏi rất nhiều. Nếu chỉ là con số tử vong như chính quyền công bố, vậy sao lại có nhiều người đến hiện trường để bái tế người tử nạn đến thế? “Từ thông tin tại hiện trường do cư dân mạng chia sẻ và lời kể lại của những người may mắn sống sót, chúng ta có thể suy đoán rằng con số thương vong lần này lớn hơn nhiều so với báo cáo chính thức.”

Video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy, sau khi nước lũ rút, có hai chị em ở lối ra vào của tàu điện ngầm kể lại chi tiết thảm cảnh trong tàu điện ngầm ngày 20/7. Người chị nói, “Em gái tôi là người may mắn sống sót duy nhất ở toa tàu cuối cùng. Khi nước ngập đến cổ tôi, tôi đã bơi về phía toa xe phía trước và may mắn sống sót.” Tuy nhiên hai chị em họ đã bị nhân viên cảnh sát không rõ danh tính cảnh cáo “không được tiết lộ thông tin cho truyền thông nước ngoài”.

Ông Trương cho biết, “Lần thảm họa này, tôi cảm thấy người Hà Nam nên có sự tỉnh táo, lần này rất rõ ràng là quyết sách không minh bạch, vì để làm cái gọi là ‘duy trì ổn định’, che giấu sự thật nên đã tạo thành hậu quả nghiêm trọng như thế này”. “Thảm họa tự nhiên vẫn sẽ có và không tránh được, nhưng nhân họa là có thể tránh được.”

Ông cho rằng chính quyền nếu không thể suy nghĩ lại về sự việc này, ngay cả việc tưởng niệm của người dân, truyền thông quay video chụp ảnh đưa tin cũng bị ngăn chặn để duy trì ổn định, vậy thì sự việc tương tự vẫn sẽ tái diễn.

Hoa tưởng niệm nạn nhân tại ga tàu điện ngầm số 5 ở Trịnh Châu. Ảnh chụp bởi phóng viên Chen Chong của Southern Metropolis Daily và Chen Liang của Caixin. Theo cư dân mạng, 2 phóng viên này cũng đã bị những người mặc thường phục màu đen đưa đi.
Hoa tưởng niệm nạn nhân tại ga tàu điện ngầm số 5 ở Trịnh Châu. Ảnh chụp bởi phóng viên Chen Chong của Southern Metropolis Daily và Chen Liang của Caixin. Theo cư dân mạng, 2 phóng viên này cũng đã bị những người mặc thường phục màu đen đưa đi.

Theo Tôn Vân, Epoch Times

Xem thêm:

Tôn Vân

Published by
Tôn Vân

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

16 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

22 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

32 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

37 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

37 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

47 phút ago