Lũ lụt ở Trịnh Châu: Chủ nghĩa dân tộc ăn sâu vào giới trẻ Trung Quốc
- Hỏa Sơn Bình Luận
- •
Vài ngày qua, công ty Hongxing Erke đã trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc Đại Lục. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp này đang trên bờ vực phá sản, nhưng họ lại quyên góp vật tư trị giá 50 triệu nhân dân tệ cho vùng bị thiên tai ở Trịnh Châu. Sau đó, một bài viết về họ đã được chia sẻ nhiều rồi kêu gọi cư dân mạng rầm rộ mua sản phẩm của họ để làm từ thiện, tri ân và ủng hộ các thương hiệu trong nước.
Kết quả công ty Hongxing Erke đã trở nên nổi tiếng, doanh số một ngày đã tăng hơn 50 lần, và người tiêu dùng đều là những người trẻ ở độ tuổi 20. Nếu bất cứ ai đặt câu hỏi về vấn đề này trên mạng, người đó sẽ ngay lập tức bị nhấn chìm bởi nước bọt yêu nước cuồn cuộn, và sau đó bộ máy nhà nước sẽ chạy theo, thậm chí bỏ tù người đó.
Tôi rất quen thuộc khi đọc bài đăng kêu gọi mọi người mua hàng một cách ngang ngược như vậy.
Trong những năm qua, từ Yili Milk (Tập đoàn Y Lợi) đến điện thoại di động Huawei, từ chip cho đến vắc-xin, những cách bán hàng bằng việc mặc lên chiếc áo khoác yêu nước này về cơ bản đều giống nhau. Sản phẩm không được tốt, nhưng ‘rau hẹ’ trong ‘quốc gia bị vây kín’ kia lại đang phát triển tươi tốt, nếu lúc này không cắt thì còn đợi đến bao giờ?
Tôi cũng biết những thói quen đằng sau việc quyên góp, chỉ cần không phải là của cải quý giá thì thì những thứ nhỏ nhặt như thường ngày [đi chợ/ mua sắm] động chút là hỏi giá bao nhiêu tiền, là có thể góp một chút, nó cũng chẳng thấm vào đâu.
May mắn thay, cái gọi là Erke này chỉ là quần áo, không phải sữa hoặc vắc-xin, nên cũng chỉ là ‘mưu tài nhưng không hại mệnh’. Nhưng khi thấy những lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Lôi Quân của Tập đoàn Xiaomi nhiều lần khoe những đôi giày Erke của mình lên Weibo, tôi chỉ biết dở khóc dở cười.
Mặc dù tôi thà cười cho qua đối với những chuyện này, đối với người dân trong nước ‘không có ký ức’ (thường dễ mau quên), chuyện này cũng là đến rồi đi như gió. Nhưng nếu nhiều sự kiện mang tính biểu tượng chồng chất lên nhau thì bạn sẽ không thể cười được.
Gần như cùng lúc đó, các phóng viên báo chí nước ngoài đưa tin về trận lụt đã bị người dân Trịnh Châu vây đánh. Cũng có một đứa trẻ giơ điện thoại di động, theo và ghi hình phóng viên báo đài nước ngoài, tôi bắt gặp vẻ cảnh giác và thái độ thù địch như gián điệp trên gương mặt nó, khoảnh khắc đó khiến tôi cảm thấy bi thương.
Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây 8 năm, có lẽ nó vừa mới chào đời. Khi đó, bất cứ ai biểu diễn bắt gián điệp trên mạng xã hội sẽ trở thành trò cười, bao gồm cả những người trẻ tuổi lao vào cửa hàng Erke với danh nghĩa ủng hộ hàng nội địa. Khi đó, họ vẫn còn là thanh thiếu niên. Và bi kịch giống như người chết chìm trong tàu điện ngầm Trịnh Châu [nếu là khi đó] thì chỉ trong vài tiếng đồng hồ, tất cả các chi tiết đều có thể lan truyền khắp trên mạng.
Từ năm ngoái, những người trẻ tuổi ở Vũ Hán xúc phạm nhà văn Phương Phương, đến năm nay nạn dân Trịnh Châu vây đánh phóng viên truyền thông nước ngoài. Chỉ 8 năm, một thế hệ đã mất đi. Họ như bị say, như bị mê bởi những bài viết mang tính chủ nghĩa dân tộc tràn ngập khắp nơi. Vừa đấu tranh trên bờ vực sinh tồn, vừa ca ngợi kỹ thuật “lưỡi liềm” tinh vi khiến họ không cảm thấy đau đớn chút nào.
Đây là “lần thứ hai” Trịnh Châu bị nhấn chìm chỉ trong 7 ngày, dưới con sóng chủ nghĩa dân tộc cuồn cuộn tạm thời không có ai chết, nhưng chắc chắn không ai thoát nạn trở về.
Nhưng nếu đặt toàn bộ nợ nần lên đầu Tập Cận Bình thì cũng không công bằng. Nhìn vào những điểm mấu chốt trong 30 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng kể từ năm 2005 dưới thời Hồ Cẩm Đào, chính quyền đã liên tiếp kích động chống Nhật, tẩy chay chuỗi nhà hàng Carrefour của Pháp, cho đến các cuộc biểu tình chống Nhật ở nhiều nơi vào tháng 9/2012. Nhân danh lòng yêu nước, đông đảo thanh niên đã bị trói vào chiến xa của chủ nghĩa dân tộc.
Vào thời Giang Trạch Dân, chủ nghĩa dân tộc cũng là một hộp Viagra mà đảng và nhà nước có thể lấy để dùng tạm bất cứ lúc nào. Ví dụ như xúi giục sinh viên đập phá Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc. Điều khác biệt là Tập Cận Bình, người mà từ nhỏ đã trải qua tuổi thiếu niên trong bầu không khí sữa sói để bắt gián điệp, đã biến thứ vốn dĩ chỉ là vật dụng dùng tạm thời khi cấp bách thành bữa chính của đảng và nhà nước. Ông ấy nghĩ rằng xương cốt thân thể mình khỏe chăng ? Ví dụ, từng gánh 100 kg?
Mặc dù lịch sử và xã hội học đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy đều là hố sâu, nhưng ngay cả trong các xã hội Âu Mỹ cởi mở và minh bạch thì nhiều người vẫn rơi vào hố sâu đó. Xa như nước Đức thời kỳ bị Hitler kiểm soát, Nhật Bản trong thời kỳ chủ nghĩa quân phiệt, hay Ý trong thời kỳ Mussolini. Thời kỳ gần đây thì như là Nga của Putin, Venezuela của Chavez, v.v.
Đối với những người Trung Quốc vẫn luôn theo tuyên truyền một chiều của đảng mà nói, việc theo đuổi và mê luyến đối với chính trị cực đoan chắc chắn sẽ trở thành gen chung của xã hội. Do đó, chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc đang lan nhanh trong giới trẻ Trung Quốc.
Cuộc bao vây các phóng viên truyền thông nước ngoài trên đường phố Trịnh Châu chỉ là một lần phát tác nhỏ, nguy cơ đã sớm ăn sâu vào xương. Ví dụ, họ căm thù người Hồng Kông và người Đài Loan chống lại chính quyền bạo chính ĐCSTQ, họ phớt lờ nỗi thống khổ của người Duy Ngô Nhĩ, chửi đổng bất kỳ tiếng nói nào truyền tải các giá trị phổ quát, và thậm chí cổ xúy tiêu diệt Nhật, Mỹ bằng hạt nhân …
Nhưng tôi chân thành hy vọng rằng những người trẻ tuổi này sẽ nhìn vào Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản và Berlin ở Đức vào năm 1945. Tôi thậm chí không mong đợi họ tìm hiểu về Trại tập trung Auschwitz. Như câu nói nổi tiếng: Chủ nghĩa yêu nước luôn là đạo cụ của những kẻ lừa đảo và những chính khách điên rồ.
Chớ dùng máu tươi của các bạn để đi tưới vào hậu hoa viên kiều diễm của họ.
Hỏa Sơn Bình Luận thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, bài gốc đăng trên RFA
Mời nghe Radio: Thế giới thời đại dịch: Không có ai là hòn đảo riêng biệt
Xem thêm:
Từ khóa Mưa lũ Chủ nghĩa dân tộc Trịnh Châu thảm họa lũ lụt