Bị ảnh hưởng bởi cuộc điều tra chống độc quyền và các chính sách khác của chính quyền Trung Quốc, giá cổ phiếu của ‘gã khổng lồ’ Internet Trung Quốc Tencent tiếp tục giảm. Giá cổ phiếu đã giảm một nửa so với thời điểm cao nhất và giá trị thị trường bốc hơi khoảng 4.400 tỷ đô la Hồng Kông (hơn 560 tỷ USD).
Vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần này, chứng khoán Hồng Kông giảm trên diện rộng. Chỉ số Công nghệ Hang Seng giảm gần 5% và Tencent Holdings giảm 4,36%. Giá cổ phiếu lại tiếp cận mốc 300 đô la Hồng Kông (khoảng 38 USD), gần như quay trở lại mức giá cổ phiếu cách đây 5 năm.
Chỉ hơn một năm trước, giá cổ phiếu của Tencent đã đạt đến mức cao nhất lịch sử là 750 đô la Hồng Kông (khoảng 95,5 USD), nhưng hiện tại nó đã giảm gần 60% và giá trị thị trường của nó đã bốc hơi khoảng 4.400 tỷ đô la Hồng Kông (hơn 560 tỷ USD).
Theo trang tin môi giới chứng khoán Trung Quốc (cs.com.cn), dữ liệu tài chính của Tencent thực sự đang chậm lại do giá cổ phiếu của công ty này giảm. Lợi nhuận phân bổ cho các chủ sở hữu vốn của Tencent Holdings không theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) năm 2021, (có thể hiểu là lợi nhuận ròng sau khi trừ các khoản lãi và lỗ không định kỳ như thu nhập đầu tư) là 123,788 tỷ nhân dân tệ (khoảng 18,4 tỷ USD), chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Trong 2 năm qua, do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố như điều tra chống độc quyền, chính sách hạn chế trò chơi trực tuyến dành cho trẻ vị thành niên, dịch bệnh và việc giảm cổ đông lớn nhất, giá cổ phiếu của Tencent liên tục giảm. Cho đến nay nó đã giảm một nửa so với điểm cao nhất.
Trong khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm, gần đây liên tiếp có thông tin về việc Tencent sa thải nhân viên.
Hôm 23/6, trang tin công nghệ Đại Lục “36kr” cho biết, Tencent sẽ tiếp tục sa thải nhân viên trong nửa cuối năm trên cơ sở nửa đầu năm nay, và tỷ lệ sa thải ở một số bộ phận sẽ cao từ 40% – 50%.
Nhóm kinh doanh WeChat là một trong những nhóm kinh doanh cốt lõi nhất và thận trọng nhất của Tencent về việc mở rộng nhân sự. Mặc dù vậy, một số nhóm gần đây đã tối ưu hóa một số lượng nhỏ khoảng 10% nhân viên, và thậm chí còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chủ chốt của WeChat trong 2 năm qua — kênh video WeChat.
Theo một số người quen thuộc với vấn đề này, các bộ phận của Tencent News và QQ đã tiếp tục sa thải nhân viên trên cơ sở ban đầu. Gần đây, Tencent News đã bắt đầu một đợt sa thải mới từ 30% đến 50% nhân viên thuộc nhiều phòng ban kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh trò chơi của Tencent không bị ảnh hưởng bởi việc sa thải đáng kể trong nửa đầu năm nay, nhưng không tránh khỏi xu hướng sa thải trong nửa cuối năm. Một người am hiểu vấn đề này cho biết, bộ phận nhân sự sẽ không nhẹ tay trong việc xây dựng kế hoạch cắt giảm nhân sự cho nhóm kinh doanh giải trí tương tác trong nửa cuối năm.
Giới phân tích cho rằng chính sách đàn áp ngành công nghệ của Chính phủ Trung Quốc trong thời gian qua đã khiến định giá của nhiều công ty khởi nghiệp mới giảm mạnh, buộc nhiều hãng đầu tư lớn phải thay đổi chiến lược.
Trong cuốn sách sắp xuất bản “Đế chế ảnh hưởng: Câu chuyện về Tencent và dã tâm công nghệ của Trung Quốc” (Influence Empire: The Story of Tencent and China’s Tech Ambition), phóng viên Bloomberg Lulu Yilun Chen lần đầu tiên tiết lộ rằng cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã “ngã ngựa” Tôn Lực Quân từng yêu cầu Tencent theo dõi và cung cấp thông tin về các quan chức cấp cao khác. Đồng thời, Tencent cũng đang phát triển một phần mềm dự đoán ai sẽ là người kế nhiệm thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Bloomberg nói rằng những người quen thuộc với vấn đề này, những người yêu cầu giấu tên vì sợ bị trả thù, đã tiết lộ rằng Tôn Lực Quân đã yêu cầu WeChat thuộc sở hữu của Tencent cung cấp cho ông ta thông tin về các quan chức cấp cao của Trung Quốc.
Nguồn tin cho biết, Tôn Lực Quân không chỉ sử dụng WeChat để theo dõi các quan chức cấp cao mà còn ủy quyền cho Tencent phát triển một hệ thống dự báo để dự đoán những người kế vị quyền lực chính trị, nhưng dự án này vẫn chưa được hoàn thành. Việc Tôn Lực Quân giám sát các quan chức cấp cao và dự đoán của ông về các ứng cử viên cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã khiến cho tầng lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ cảnh giác. Tencent cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn tin cho biết, mặc dù chính quyền chưa bao giờ tiết lộ công khai các hoạt động giám sát của Tôn Lực Quân, nhưng trong thời gian Tôn bị điều tra, các hành động đã bị lộ ra, từ đó dẫn đến cuộc tấn công của chính quyền Bắc Kinh đối với Tencent.
Ngày 11/2/2021, tờ Wall Street Journal (WSJ) trích dẫn nguồn tin nói rằng Trương Phong (Zhang Feng), một quản lý cấp cao của Tencent, do liên quan đến việc cung cấp dữ liệu WeChat cho Tôn Lực Quân, nên đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ điều tra từ đầu năm 2020.
Trí Đạt (t/h)
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…