Categories: Kinh tếTrung Quốc

Giới chuyên gia giải thích rủi ro của đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc

Việc Bắc Kinh tự ý thay đổi chính sách điều tiết là một rủi ro chính trị chính đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhà phân tích kinh tế Trung Quốc và giáo sư Kinh tế Antonio Graceffo, người đã dành hơn 20 năm ở châu Á, nói với The Epoch Times rằng ông tin là tình trạng mất điện ngày càng gia tăng mang lại cho các công ty nước ngoài động lực mới để rời bỏ Trung Quốc cùng với các yếu tố rủi ro khác, bao gồm cả chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, trộm cắp tài sản trí tuệ (IP), vi phạm nhân quyền và đại dịch.

Sự không chắc chắn về chính sách của Bắc Kinh

Theo Sách trắng về Kinh doanh của Mỹ tại Trung Quốc năm 2020, những thay đổi về quy định của Bắc Kinh thường có hiệu lực ngay lập tức, một rủi ro đáng kể đối với các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc.

Sách Trắng do Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc xuất bản đã báo cáo quan điểm bi quan chung của các thành viên về tăng trưởng thị trường và kế hoạch đầu tư trong tương lai ở Trung Quốc, đồng thời xác định rủi ro tuân thủ quy định là trở ngại lớn nhất.

Theo Báo cáo năm 2021 của AmCham Shangahi (bản pdf), các thành viên tin rằng môi trường pháp lý không minh bạch đã tăng từ 48,6% vào năm 2020 lên 53,3% vào năm 2021. Khoảng 39% các thành viên sẽ cân đối lại tài sản bằng việc rút bớt khỏi Trung Quốc.

Theo báo cáo công nghệ năm 2021 của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Bain & Company, đầu tư trực tiếp liên quan đến công nghệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã giảm 96% từ năm 2016 đến năm 2020 (pdf).

Cục Thống kê Australia đã công bố số liệu thống kê bổ sung rằng đầu tư trực tiếp của Australia vào Trung Quốc giảm 1,1 tỷ USD xuống còn -0,8 tỷ USD vào năm 2020.

“Đây là lời phàn nàn dai dẳng của các thành viên của phòng thương mại Hoa Kỳ hoặc EU ở Trung Quốc… về sự thiếu minh bạch đối với các biện pháp nhà nước của Trung Quốc,” Graceffo nói. “Trung Quốc coi bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi các chính sách này là hành vi xâm phạm chủ quyền của họ”.

Theo “Các yếu tố của thách thức Trung Quốc” được xuất bản bởi Cán bộ hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2020 (bản pdf), Bắc Kinh thường xuyên đe dọa cắt đứt khả năng tiếp cận các thị trường rộng lớn của mình nhằm buộc các doanh nghiệp nước ngoài ở các nước tự do tuân theo các yêu cầu và quy định chính trị của ĐCSTQ.

Mất điện đột ngột

Hậu quả của sự cố mất điện do Bắc Kinh áp đặt đã kéo theo những hạn chế về nguồn cung toàn cầu, tạo ra lạm phát tăng đột biến do nhiều nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.

Ông Graceffo nói, “Các chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn vì nhiều lý do khác nhau, hầu hết là ở Trung Quốc và mất điện là một trong những yếu tố góp phần vào hệ thống vốn đã bị hỏng.”

Ông giải thích rằng các công việc tồn đọng tại các nhà máy khiến tàu thủy, xe lửa và xe tải phải ngừng hoạt động trong nhiều tuần để có đủ hàng hóa vận chuyển. Việc chậm trễ trong vận chuyển và tồn đọng hàng hóa gia tăng đã làm giảm số lượng đầu vào cho hàng hóa được sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Hạn chế về nguồn cung làm tăng giá sản xuất và giá vận chuyển đến tay người tiêu dùng vì nguồn cung cấp mất nhiều thời gian hơn để sản xuất và đến nơi. Điều này khiến lạm phát gia tăng.

Ông nói, “Do điện bị cắt giảm ở Trung Quốc, một số linh kiện nhất định không được sản xuất, có nghĩa là một nhà máy ở Georgia có thể bị đình trệ công việc, trong khi chờ đợi các bộ phận từ Trung Quốc.”

“Các tàu thủy có chi phí hoạt động khoảng 25.000 – 85.000 USD mỗi ngày và đôi khi chúng không hoạt động trong nhiều tuần nay. Điều này gây ra tắc nghẽn tại các cảng và người tiêu dùng ở Hoa Kỳ phải gánh thêm tới 85.000 đôla mỗi ngày, góp phần vào lạm phát,” ông nói thêm. “Lạm phát gia tăng ở Hoa Kỳ có liên quan trực tiếp đến các vấn đề của chuỗi cung ứng nói trên.”

Điều chỉnh lại chuỗi cung ứng

Theo “Các yếu tố của thách thức Trung Quốc”, các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất nhân công chi phí thấp của Trung Quốc và xuất khẩu thành phẩm rẻ hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và tiên tiến. Điều này dẫn đến việc tàn phá ngành sản xuất quy mô vừa và nhỏ ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác, khiến các chuỗi cung ứng quốc tế quan trọng phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo Echemi, một trang web công nghiệp hóa chất toàn cầu, việc cắt điện khiến sản xuất chậm lại và chi phí vận chuyển leo thang, từ đó khiến giá một số nguyên liệu thô thiết yếu tăng vọt.

Có nhiều gợi ý rằng các quốc gia thế giới tự do nên chuyển toàn bộ chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng về nước của họ hoặc sang Nam Mỹ và Đông Nam Á để vượt qua mọi rào cản do chế độ Trung Quốc áp đặt.

Ông Graceffo nói, “Chúng tôi sẽ bất ổn nếu các nhà máy và nguyên liệu đầu vào thì ở Mỹ, nhưng việc xử lý nguyên liệu thô lại được thực hiện ở Trung Quốc. Chúng tôi phải chuyển toàn bộ hoạt động, toàn bộ chuỗi sản xuất trở lại Hoa Kỳ và có thể là Mexico và / hoặc một số đồng minh thân cận ở Đông Nam Á ”.

Ông đề nghị hợp tác với các đồng minh như Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và cả các nước Đông Nam Á khác, cho họ cơ hội tiếp nhận tất cả các ngành sản xuất đang rời bỏ Trung Quốc.

“Điều này sẽ gây ra sự bùng nổ kinh tế cho những quốc gia đó, đồng thời đưa họ ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngoài ra, chiến lược này sẽ chuyển chuỗi cung ứng của chúng tôi ra khỏi Trung Quốc. Hiện tại, các chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ đang phụ thuộc vào Trung Quốc, ngay cả đối với các nguyên liệu quan trọng về quốc phòng. Điều này là không thể chấp nhận được,” ông nói thêm.

Đã có những doanh nghiệp đa quốc gia lớn chuyển cơ sở sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, chẳng hạn như Apple, Foxconn, Google, v.v.

Một cuộc khảo sát năm 2020 của công ty nghiên cứu Gartner cho thấy 33% các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng đã chuyển các hoạt động tìm nguồn cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc có kế hoạch làm như vậy vào năm 2023.

Đông A dịch (theo Epoch Times)

Xem thêm:

Đông A

Published by
Đông A

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

1 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago