Hôm nay là ngày kỷ niệm 20 năm Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc. Mỗi năm, dịp kỷ niệm này lại tạo ra những phản ứng đầy cảm xúc từ cả những người ủng hộ “một Trung Quốc” cũng như những người lo ngại về tương lai của Hồng Kông với tư cách là ngọn hải đăng của tự do dân chủ.
Năm nay còn mang một ý nghĩa đặc biệt bởi vì Trung Quốc chỉ hứa giữ nguyên “mức độ tự trị cao” của Hồng Kông trong 50 năm. Tuy nhiên, không có nhiều người Hồng Kông lạc quan về điều này. Cuộc khảo sát mới nhất của Đảng Dân chủ Hồng Kông trong tuần này cho thấy, có tới 59% người được hỏi nhận định rằng tình hình của Hồng Kông “tệ hại” hơn hẳn thời kỳ trước năm 1997, chỉ có gần 20% cho rằng tình hình trở nên tốt hơn. Dưới đây là chia sẻ và nhìn nhận chân thực của một số người dân Hồng Kông về những thay đổi sau khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp nhận Hồng Kông và biến nó thành “một quốc gia hai chế độ” suốt 20 năm qua.
Bà Trần, một giáo sư về hưu hiện đã 81 tuổi nhận định, hoàn cảnh chính trị của Hồng Kông trong 20 năm trở lại đây đã có những biến đổi to lớn. “Chính phủ của chúng ta không nên đàn áp người dân, Hồng Kông nên để cho người dân được tự do.” Bà tin rằng Hồng Kông nên duy trì những nguyên tắc tự do bất biến nguyên có, không thể thay đổi giống như ở Đại Lục. Bà thẳng thắn nói rằng “một quốc gia hai chế độ” như Hồng Kông đến nay đã bị biến dạng “bên ngoài nhìn có vẻ rất lung linh, nhưng kỳ thực bên trong đã rục muỗng cả rồi, nếu mà nói một cách thẳng thừng ra thì chính là đã ‘tiêu’ rồi”.
Tuần này, trong ba ngày ông Tập Cận Bình đến Hồng Kông, bà Trần hy vọng ông Tập có thể tận mắt nhìn thế giới xung quanh, chứ không nên chỉ nghe gì tin nấy theo các báo cáo, “Phải làm sao để những người Hồng Kông trẻ tuổi có lòng tin với ông ta, nếu không thì là xong rồi.”
Ông Thái, một công nhân đã nghỉ hưu tin rằng, thay đổi lớn nhất của Hồng Kông trong 20 năm qua chính là “xã hội trở nên tê liệt, sự khác biệt rất lớn”, nguyên nhân dẫn đến sự tê liệt chính là vì sự bất đồng giữa hai chế độ, cần phải dần dần thích ứng.
Ông tin rằng 20 năm qua, về phương diện chất lượng cuộc sống cũng suy giảm toàn diện, chẳng hạn như giá bất động sản càng ngày càng đắt hơn, những người trẻ căn bản là không có cách nào mua nổi. Trước đây có những gia đình, nếu trong nhà có vài thành viên đi làm, mọi người cùng góp tiền vào sẽ mua được một căn nhà, nhưng hiện tại thì không thể như thế nữa. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế với Hồng Kông vẫn đang gây áp lực lên những người dân địa phương cũng như người nước ngoài, đẩy giá nhà đất lên mức cao nhất thế giới, và chen lấn với những ngân hàng của Phố Wall trên thị trường niêm yết cổ phiếu ở thành phố này.
Trước sự kiểm soát của Văn phòng Liên lạc tại Hồng Kông, ông Thái không trả lời trực tiếp, mà chỉ đề cập đến yêu cầu của người Hồng Kông rất đơn giản, thứ nhất là tự do, thứ hai là an cư lạc nghiệp, họ căn bản rất thờ ơ với chính trị, nhưng hiện tại những người trẻ tuổi thì không như thế nữa, lòng dân đang oán hận rất lớn. Ông mô tả: “Trước năm 1997 người dân được sống tự do hạnh phúc, sau năm 1997 không ít người phải sống một cách sầu muộn, mệt mỏi.”
Ông Triệu Thiệu Căn, một cựu phóng viên tin tức về Trung Quốc kiêm bình luận viên thời sự lâu năm tin rằng, thay đổi lớn nhất của Hồng Kông 20 năm qua chính là lòng dân bất ổn, hy vọng chính phủ có thể khoan dung trước với những yêu cầu của dân chúng.
Theo điều tra khảo sát chỉ ra, vị trí xếp hạng của báo chí Hồng Kông trên bảng xếp hạng báo chí tự do không ngừng giảm, ông Triệu tin rằng dù Hồng Kông vẫn có một số đầu báo tự do, nhưng xếp hạng tự do báo chí đã giảm, chính là có “lực lượng chính trị đằng sau” tác động đến các phương tiện truyền thông, ông cũng nhấn mạnh rằng truyền thông nhất định phải trung lập, tức là cho dù “nhà cầm quyền không thích” thì cũng không cần phải lo lắng.
Đối với việc Ủy viên Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ là ông Trương Đức Giang và cựu Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cũng như những thế lực phe phái Giang Trạch Dân liên tục cường điệu “Hồng Kông độc lập”, Trương Đức Giang ám chỉ tân trưởng đặc khu đã vi phạm điều 23 Hiến pháp. Ông Triệu tin rằng Hồng Kông căn bản không có cái gọi là “lực lượng độc lập Hồng Kông”, không hiểu có người nào muốn cố ý thổi phồng, không loại trừ khả năng có người muốn mượn việc gây áp lực mà tranh thủ lợi ích chính trị cho bản thân.
Rất nhiều người nhập cư tới Hồng Kông đã có thâm niên nhiều năm công tác tại đây và một du khách người Thâm Quyến tin rằng, sau 20 năm chuyển giao chủ quyền, người Hồng Kông đã trở nên bao dung hơn so với quá khứ, trước đây người Hồng Kông rất kỳ thị người Đại Lục, nhưng hiện nay thì hai quốc gia càng lúc càng dễ dung hợp, sinh sống ở Hồng Kông cũng càng ngày càng thích nghi hơn.
Một du khách người Thâm Quyến thường xuyên tới Hồng Kông cho biết, bà thực sự rất ngưỡng mộ một quốc gia hai chế độ ở Hồng Kông, đặc biệt là bởi Hồng Kông có tự do và dân chủ, “Tôi ủng hộ dân chủ, tôi nghĩ rằng đây chính là biểu hiện tốt nhất cho việc bảo đảm quyền lợi tự do dân chủ của công dân.” Chẳng hạn như người dân thường xuyên xuống đường diễu hành để thể hiện yêu cầu của mình, năm 2014 còn bùng phát trong trào ô dù, điều này đã phản ánh rõ Hồng Kông là một xã hội tự do dân chủ.
Bà cũng đánh giá cao sự tự do ngôn luận và xuất bản của Hồng Kông, còn nói rằng những người bạn xung quanh bà thường tới Hồng Kông mua những quyển “sách cấm” mang về Đại Lục.
Cô Hồ mới tốt nghiệp cách đây một năm, hiện đang công tác trong một tổ chức dịch vụ thanh niên có liên quan đến ĐCSTQ. Cô vẫn luôn thể hiện thái độ bất mãn với công việc của bản thân. Cô cho biết, so với thế hệ trước, thế hệ những người trẻ hiện nay, cho dù là nắm bắt được nhiều thông tin hiện đại hơn, có thể tiếp xúc với càng nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng những người trẻ tuổi hiện nay muốn phát triển sự nghiệp của bản thân thì mười phần khó khăn. Cô nói: “Chúng tôi cứ như đang trôi nổi trên biển lớn, trôi tới trôi lui, rất khó khăn, rốt cuộc thì vẫn chưa định hình xem mình sẽ phát triển sự nghiệp riêng của bản thân ra sao.”
Cô Hồ lại cảm khái rằng Hồng Kông suốt 20 năm nay đã đánh mất rất nhiều bản sắc dân tộc. Từ nhỏ cô sống ở vịnh Causeway, cô Hồ nói rằng hiện nay giá đất ở khu vịnh Causeway đã tăng vọt, các cửa hàng đã di chuyển từ dưới đất lên khu nhà cao tầng, ngay cả những tòa nhà cao tầng nhất cũng không còn chỗ trống. Nhìn những chuỗi cửa hàng thương mại quy mô lớn ở vịnh Causeway hiện nay, cô Hồ thốt lên: “Quá chú trọng vào kinh doanh, nhưng rất nhiều nét văn hóa của Hồng Kông đã bị mất đi, tôi cảm thấy hết sức đáng tiếc.”
Anh Hứa, một sinh viên khoa lịch sử, sau khi tốt nghiệp dự định sẽ làm giáo sư dạy lịch sử và giáo dục đại cương. Anh cho biết, hai môn khoa học này những năm gần đây đã phải chịu rất nhiều áp lực chính trị, chẳng hạn như việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga muốn đưa lịch sử Trung Quốc thành môn học bắt buộc trong trường trung học cơ sở, nhằm bồi dưỡng tình yêu nước của học sinh.
Nói về nội dung giảng dạy môn lịch sử sau khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông về Trung Quốc, anh tin rằng thời kỳ Hồng Kông là thuộc địa của Anh trong lịch sử sẽ bị sửa đổi phương diện nào đó do phải chịu sự bất mãn của ĐCSTQ, chẳng hạn như thêm vào ý thức cứu nước. “Lịch sử yêu nước vốn dựa trên lịch sử, văn hóa Trung Hoa, vậy mà bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại xem lịch sử yêu nước như công cụ để phục vụ chính trị, khuấy lên tình cảm dân tộc.” Nhưng anh Hứa tin rằng hiện thông tin ở Hồng Kông vẫn còn tương đối tự do, và người dân cũng đều nhận thức được vấn đề, nên hiệu quả của việc tuyên truyền của giáo dục quốc dân sẽ không đáng kể. Thêm nữa, vốn dĩ tính thực dụng của giáo dục Hồng Kông không mạnh, nếu thực hiện công khai có thể sẽ không đạt được hiệu quả như chính phủ mong muốn.
Minh Ngọc
Xem thêm
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…