Rất nhanh sau khi chính quyền Hồng Kông bắt đầu tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc cho người dân, đã xuất hiện nghi vấn về tác dụng phụ nguy hiểm. Tối ngày 2/3, truyền thông Hồng Kông đưa tin, một người đàn ông 63 tuổi đã nhập viện với tình trạng bất ổn nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin Sinovac chưa đầy hai ngày, cuối cùng tử vong cùng ngày sau những nỗ lực hồi sức thất bại.
Đây là ca tử vong đầu tiên ở Hồng Kông sau khi tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông bị nghi ngờ đã che giấu sự việc trong hai ngày và chỉ công bố sự việc sau khi các trang báo đưa sự việc ra ánh sáng. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 3/3, các quan chức lại cho rằng người dân nên nhận thức được rủi ro từ trước và từ chối tiêm.
Vào 9 giờ tối hôm thứ Ba, tờ Apple Daily (Hồng Kông) là trang báo đầu tiên đưa tin về sự việc, bạn bè và bác sĩ của bệnh nhân cho biết, người đàn ông 63 tuổi họ Lý này mắc bệnh tiểu đường và bệnh phổi nặng, đã được tiêm chủng tại Trung tâm Thể thao Chung Kwun vào ngày 26/2. Ông Lý không gặp vấn đề về thể chất trước và sau khi tiêm. Nhưng đến ngày hôm sau (27/2), ông đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Queen Elizabeth vì bị khó thở, cuối cùng tử vong vào rạng sáng ngày 28/2.
Vào lúc 10 giờ đêm thứ Ba, tức là hai ngày sau cái chết của ông Lý, và sau khi giới truyền thông đưa tin, Bộ Y tế Hồng Kông lúc đó mới phát thông cáo báo chí, trong đó cho biết, đến hôm thứ Ba mới nhận được báo cáo từ Cơ quan quản lý bệnh viện. Theo cơ chế đã được thiết lập từ trước, trường hợp này sẽ được giao cho Ủy ban chuyên gia đánh giá sự kiện lâm sàng vắc-xin corona mới, để đánh giá mối tương quan giữa ca tử vong với việc tiêm chủng trong thời gian sớm nhất có thể, và kết quả đánh giá sẽ được công bố trong thời gian thích hợp.
Sự việc được Bệnh viện Queen Elizabeth đưa ra sau đó có chút khác biệt về thời gian so với báo cáo của tờ Apple Daily. Bệnh viện cho biết, bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh mãn tính và hô hấp, được đưa đến cấp cứu vào khoảng 1:30, sáng ngày 28/2 trong tình trạng tỉnh táo nhưng khó thở và cho biết đã tiêm vắc-xin Sinovac vào ngày 26/2. Ban đầu ông được chẩn đoán là bị viêm phế quản và được chuyển đến khoa nội lúc 3 giờ sáng, nhưng tình trạng của ông xấu đi nhanh chóng, việc cấp cứu đã kéo dài cho đến khi ông qua đời vào khoảng 6 giờ sáng.
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, sau khi lô 1 triệu liều vắc-xin Sinovac đầu tiên đến Hồng Kông vào ngày 19 tháng trước, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam và một số quan chức cấp cao đã đi đầu trong việc tiêm chủng. Bắt đầu từ thứ Sáu tuần trước, năm nhóm ưu tiên được chỉ định, bao gồm cả những người trên 60 tuổi, đã được tiêm chủng. Các nhà chức trách cho biết, hai tuần đầu tiên các cuộc hẹn tiêm chủng đã kín chỗ, với hơn 70.000 người.
Vắc-xin bất hoạt Sinovac của Trung Quốc là lô vắc-xin đầu tiên được Chính phủ Hồng Kông cung cấp cho người dân, nhưng hiệu quả ngừa virus chỉ đạt 50,4%. Đồng thời, việc thiếu dữ liệu tiêm chủng rõ ràng cho người cao tuổi đã dấy lên nhiều câu hỏi. Ví dụ như, Singapore cũng đã đặt hàng Sinovac, nhưng vẫn chưa được chấp thuận sử dụng ngay cả khi vắc-xin đã được chuyển đến địa phương. Và quyết định có sử dụng hay không sẽ chỉ có sau khi Sinovac gửi thông tin chi tiết về sản xuất, an toàn và hiệu quả.
Ngoài vắc-xin của Sinovac, 1 triệu liều vắc-xin của Fosun Pharma (Trung Quốc) và BioNTech (Đức) đã được chuyển tới Hồng Kông vào thứ Bảy tuần trước.
Lý Gia Hoành, Vision Times
Xem thêm:
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…