Lãnh đạo Hồng Kông không loại trừ yêu cầu Trung Quốc giúp dẹp biểu tình

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm thứ Hai (7/10) đã nói rằng bà sẽ không loại trừ việc yêu cầu chính phủ Trung Quốc giúp dập tắt các cuộc biểu tình dai dẳng “nếu tình hình trở nên tồi tệ”.

Lãnh đạo Hồng Kông không loại trừ khả năng yêu cầu Trung Quốc giúp dập tắt biểu tình. (Ảnh: flickr/studiokanu)

Theo The Guardian, tối thứ Hai 7/10 (giờ địa phương), cảnh sát lại đụng độ với nhiều đám đông người biểu tình khắp Hồng Kông. Trước bối cảnh đó, bà Lâm tuyên bố Luật Cấm che mặt là cần thiết để chấm dứt bạo lực, nhưng những người chỉ trích luật này cho rằng đây là một sự tấn công nguy hiểm vào quyền dân sự và nó chỉ làm gia tăng thêm giận dữ và các cuộc biểu tình mới.

Phát biểu với các nhà báo trước một cuộc họp thường kỳ của hội đồng lập pháp hôm 7/10, Trưởng Đặc khu nói hiện còn quá sớm để đánh giá xem liệu Luật Cấm che mặt có hiệu quả hay không, nhưng bà khẳng đình mình không cảm thấy hối tiếc vì đã thông qua luật này. “Chúng ta đã có đủ sự hỗn loạn, nó đã 4 tháng rồi,” bà Lâm nói.

Khi được hỏi liệu bà sẽ loại trừ việc yêu cầu chính quyền trung ương tại Bắc Kinh giúp đỡ nếu giới chức Hồng Kông không thể dập tắt được phong trào biểu tình, bà Lâm nói rằng cho tới nay bà tin chính phủ của bà có thể giải quyết được tình huống này.

Vào thời điểm này, tôi cảm nhận mạnh mẽ rằng chúng ta nên tự tìm giải pháp, đó cũng là lập trường của chính quyền trung ương [tại Trung Quốc Đại Lục],” bà Lâm nói. “Nhưng nếu tình hình trở nên tồi tệ, thì không lựa chọn nào có thể bị loại trừ, nếu chúng ta muốn Hồng Kông ít nhất có một cơ hội khác.

Bà Lâm cũng lên án sự phá hoại “nghiêm trọng và lan rộng”, và gọi người biểu tình là những kẻ bạo động “vô luật” đang cố gắng tạo ra bầu không khí sợ hãi, ngăn chặn thành phố này quay lại cuộc sống bình thường.

Cũng trong phát biểu tối 7/10, bà Lâm đã trấn án dư luận khi tuyên bố rằng hiện nay bà không có kế hoạch sử dụng quyền lực vô tận của Luật Khẩn cấp để ban bố thêm các luật khác tương tự Luật Cấm che mặt.

Tuy nhiên, trước đó, một thành viên trong hội đồng lập pháp Hồng Kông, ông Ip Kwok-him đã đưa ra ý tưởng về việc kiềm chế internet để cố gắng ngăn chặn phong trào biểu tình đã kéo dài 4 tháng. Đề xuất của ông Ip Kwok-him là nhằm khắc chế phong trào biểu tình Hồng Kông với chiến thuật độc đáo không lãnh đạo và được tổ chức chủ yếu thông qua các diễn đàn trực tuyến và các phần mềm nhắn tin mã hóa.

Chính quyền Trung Quốc Đại Lục chưa lên tiếng chính thức về tuyên bố mới nhất của bà Lâm về việc không loại trừ khả năng kêu gọi sự hỗ trợ từ trung ương để dẹp biểu tình.

Dù vậy, chính quyền Trung Quốc đã công khai ủng hộ Đặc khu Hồng Kông ban bố Luật Cấm che mặt. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông hôm 7/10 tuyên bố rằng việc Chính phủ Hồng Kông thông qua “Luật Cấm che mặt” là “hành động cần thiết chính đáng”.

Xuân Thành

Xem thêm: 

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

12 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

45 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

3 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago