“Đối diện với sự nhiệt tình này [của người Hồng Kông], tôi thực sự cảm thấy thật hổ thẹn. Là một đồng bào Đại Lục, rất nhiều người không phân rõ trắng đen phải trái đã chỉ trích họ là bạo đồ, chỉ trích họ là thanh niên vô dụng, tôi thực sự rất hổ thẹn.” Một nam thanh niên từ Đại Lục đến Hồng Kông tham gia hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ chia sẻ với phóng viên báo Epoch Times.
Ngày 12/12 là ngày kỷ niệm nửa năm người dân Hồng Kông bao vây Hội đồng Lập Pháp Hồng Kông. Trong ngày này, người Hồng Kông đã phá động phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, bao gồm tham gia hoạt động 43.000 người tham “mít tinh kỷ niệm nửa năm cuộc mít tinh ngày 6/12”, hàng nghìn người tham gia lễ tưởng niệm sinh viên Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông Châu Tử Lạc bị ngã tử vong.
Trong lễ tưởng niệm, một thanh niên đến từ Đại Lục yêu cầu giấu tên, cho biết trước đây anh đã tham gia cuộc mít tinh kỷ niệm nửa năm cuộc diễu hành ngày 6/12.
Anh chia sẻ với phóng viên Epoch Times rằng, “vô cùng xúc động” và may mắn vì có thể đến dự buổi mít tinh này. Thực ra, tình huống cơ bản không giống như những gì mà truyền thông Đại Lục nói, ví dụ như ở Hồng Kông mà nói tiếng phổ thông thì sẽ bị đánh. “Khi tôi hỏi đường, tôi đều dùng tiếng phổ thông, nhưng rất nhiều người nhiệt tình chỉ đường cho tôi, rất nhiều mời một cách nhiệt tình, họ nói rằng mít tinh ở chỗ đằng kia, bạn hãy mau đi đi, sắp diễn ra rồi, họ rất rất nhiệt tình.”
“Đối diện với sự nhiệt tình này, tôi thực sự cảm thấy, là một đồng bào Đại Lục, thực sự rất hổ thẹn. Rất nhiều người không phân rõ trắng đen chỉ trích họ [người Hồng Kông] là bạo đồ, chỉ trích họ là thanh niên vô dụng, thực sự tôi rất hổ thẹn.”
Anh nói: “Ở đây, tôi nghĩ, tôi không thể đại diện cho tất cả người Đại Lục, tôi muốn đại diện cho tất cả những đồng bảo hiểu chân tướng, nói một câu “xin lỗi” với người Hồng Kông. Rất nhiều sự việc chúng ta làm có thể là cũng không đủ, nhiều người như thế hiểu lầm các bạn, thực sự xin lỗi các bạn.”
Anh cho rằng, trên mạng xã hội, thông qua trò chuyện và ước tính ra, có khoảng 40% người hiểu chân tướng, nhưng trong số 40% này có thể chỉ có 5-6% người dám lên tiếng. Bởi vì thỉnh thoảng ở trên Weibo, trang web Bilibili anh thấy có người lặng lẽ đăng những dòng chữ khó hiểu, khi nhìn thấy những dòng chữ này, thì chắc chắn là họ đã hiểu được sự thật. Còn có một số người có thể không dám nói, chỉ bấm nút “thích”.
Anh cho biết, ở hiện trường cảm thấy người Hồng Kông lực tập trung và lực hiệu triệu rất lớn. Phản đối Dự luật Dẫn độ đã kéo dài nửa năm, là người Đại Lục, rất nhiều lúc ở bên “trong tường” (chỉ người Đại Lục bị Vạn lý tường lửa của ĐCSTQ ngăn chặn thông tin), không biết gì cả, có một số người không vượt được tường lửa. “Tôi có thể đích thân đến đây, đến đây được tận mắt chứng kiến Hồng Kông đã xảy ra chuyện gì, sau đó nói rõ sự việc cho mọi người: Hồng Kông đang đối mặt với thảm họa như thế nào, thảm họa nhân quyền, thảm họa pháp chế.”
Lần đầu tiên đến Hồng Kông sau khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ, anh xem nhiều chương trình trên YouTube, ví dụ như chương trình “Đập bàn kinh ngạc”, chương trình của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân, tiết mục Trần Phá Không và tin tức của Apple Daily. Có lúc anh cũng xem trực tiếp suốt đêm, có lúc xem đến 2 – 3 giờ sáng, “vừa xem vừa rơi nước mắt”.
Epoch Times phát trực tiếp rất hay, bởi vì có giải thích bằng tiếng phổ thông, người nghe không hiểu tiếng Quảng Đông, thì nghe tiếng phổ thông.
Bởi vì trực tiếp là không thể làm giả được, trực tiếp có thể nhìn thấy từng chi tiết thực tại. Thông qua xem trực tiếp, đọc tin tức và giao lưu với bạn bè Hồng Kông, thì biết được phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ không giống như những gì mà truyền thông Đại Lục nói.
“Họ [truyền thông Đại Lục] chính là đảo lộn trắng đen”, cho nên tôi cảm thấy một số kênh truyền thông tại Đại Lục về cơ bản là không đáng tin. Truyền thông Đại Lục luôn tuyên truyền cuộc kháng nghị của người Hồng Kông thành một nhóm người nhỏ, nhưng xem trực tiếp thì biết, cho nên anh kiến nghị bạn bè Đại Lục nhất định đọc thông tin từ nhiều kênh khác nhau, sau đó tự phán đoán, có năng lực suy nghĩ độc lập, không nên bị truyền thông Đại Lục dẫn dắt.
Anh cho biết, tại Đại Lục mà truyền bá tin tức chân thật ở hải ngoại thì sẽ có rất nhiều rủi ro, nhưng anh vẫn hy vọng thông qua các cách khác nhau, đem một số thông tin truyền đến Đại Lục, để cho người Đại Lục đọc được những thông tin này thì họ mới có thể suy nghĩ. “Nếu không, họ chỉ biết nghe những lời nói một mặt từ chính phủ. Tất cả mọi người đều bị bưng bít, thì sau này Trung Quốc sẽ không có tương lai nữa.”
>> Những tuyên bố hoang đường của ĐCSTQ về phong trào biểu tình Hồng Kông
Lần này là lần thứ hai anh đến Hồng Kông, nhóm anh có tổng cộng 4 người, ngoài tham gia mít tinh, họ còn ủng hộ “quán ăn vàng” (quán ăn vàng là chỉ các quán ăn ủng hộ hoạt động kháng nghị, quán ăn xanh là chỉ quán ăn ủng hộ chính phủ và cảnh sát).
Họ đi từ nơi này đến nơi khác để tìm xem chỗ nào có “quán ăn vàng”, đi đến chỗ nào thì đều sẽ “check in”, bởi vì họ cảm thấy “vàng – xanh” là chính kiến, “trắng – đen” là lương tri, “dù‘quán ăn vàng’ bị một số người thân ĐCSTQ tẩy chay, chúng tôi vẫn đến, dùng hành vi của chính mình, dùng sức mạnh của Weibo để ủng hộ những ‘quán ăn vàng’ này, để họ có thể tiếp tục ủng hộ kháng nghị.” Mặc dù lực lượng của họ là không đáng kể gì, nhưng dùng hết khả năng để biểu đạt một chút tâm ý của bản thân mình.
“Trong lòng tôi và bạn bè Đại Lục, Hồng Kông vẫn luôn là một ngọn đèn tự do, chính là Hồng Kông đã chiếu sáng toàn bộ tiến trình dân chủ Đại Lục.” Anh cho biết, đối với người Hồng Kông mà nói, họ đòi bầu cử tự do, đòi 5 yêu cầu, cũng là vì ngày mai của Hồng Kông, vì cuộc sống tốt đẹp hơn sau này.
“Nếu Dự luật Dẫn độ được thông qua, thì có khả năng một người nào đó, ở một trường hợp nào đó nói lời ‘không nên nói’, thì có khả năng sẽ bị chụp mũ, bị đưa đến Đại Lục.” Anh nói, bởi vì trước đó, sự kiện ĐCSTQ bắt ông chủ cửa hàng sách ở Vịnh Đồng La, chính là lén lút đến Hồng Kông bắt cóc người, nhưng hiện nay sau khi có được Luật Đào phạm, thì họ có thể tùy tiện đến đây bắt giữ người một cách đường hoàng, vậy thì pháp trị của Hồng Kông ở đâu? Cho nên anh cho rằng người Hồng Kông vì sau này có thể sống một cách tự do hơn, thì nhất định phải đấu tranh đến cùng.
Anh cho rằng ĐCSTQ thừa nhận hiện thực “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông không thay đổi trong 50 năm, “Mới được bao nhiêu năm mà đã sắp thay đổi, tôi cảm thấy rất nhiều người biết chân tướng đều không thể chấp nhận được.”
>> Chính nghĩa của thiếu niên Hồng Kông sẽ thay đổi thế giới
Anh còn lấy ví dụ, hiện trạng vô cùng nghiêm trọng đó là ĐCSTQ bức hại nhân quyền tại Đại Lục, nhưng điều này cũng khiến cho ĐCSTQ “tứ bề thọ địch”.
Anh quen một người bạn trên Twitter, bởi vì ở “trong tường” đăng một số tin tức nên liền bị cảnh sát mời đi “uống trà”. Nghe nói là bị câu lưu 7 ngày. Còn nữa, ĐCSTQ bức hại tàn khốc Pháp Luân Công, bức hại Cơ Đốc giáo, bức hại người Duy Ngô Nhĩ.
Anh cho rằng, ĐCSTQ hiện tại “tứ bề thọ địch”. Ngoài phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông ra, còn có rất nhiều sự việc như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ĐCSTQ đang đánh cắp công nghệ, và ở trong nước chà đạp nhân quyền, rất nhiều quốc gia đều có thể nhìn thấy rõ, cho nên phàm là nước dân chủ thì đều không thể dung nhẫn để những sự việc như thế tiếp tục xảy ra. Cho nên anh cảm thấy trong thời điểm ĐCSTQ bị bao vây tứ phía, càng có nhiều tư liệu mật của ĐCSTQ được tuồn ra ngoài, khiến cho nhiều người hơn nữa thức tỉnh, để phản kháng ĐCSTQ, có lẽ tương lai có một ngày trong tương lai khiến Đại Lục được quang phục.
Điều khiến cho anh cảm động nhất chính là 2 triệu người Hồng Kông ra đường biểu tình, sự kiện này khiến anh đặc biệt cảm động. Còn có sự kiện ngày 21/7, ngày 31/8, và ngày 1/10 và ngày 2/10 và sự kiện cảnh sát nổ súng đạn thật. Nhất là sự kiện bắn đạn thật vào người biểu tình ở cự ly gần và đánh người biểu tình, “Trong phút chốc tôi đã rơi nước mắt, thực sự tàn nhẫn như vậy đấy. Hình tượng cảnh sát Hồng Kông trước đây không phải là như thế này, đột nhiên làm ra hành động như thế này khiến tôi cảm thấy lực lượng cảnh sát đã thối nát. Từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới đều thối nát. Đây là việc khiến rất nhiều người băn khoăn lo lắng.”
“Trước đây chúng ta rất sùng bái cảnh sát Hồng Kông, Hồng Kông là khu vực rất có pháp chế, bởi vì có tam quyền phân lập mà, tòa án chính là độc lập, nhưng hiện nay Hồng Kông biến thành như thế này, chúng ta không phải đặt vấn đề là vì sao lại xảy ra tình trạng này.” anh nói.
>> Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn thật khiến 2 người ngã xuống
Anh cho biết, năm 2019 có thể là năm mà ĐCSTQ có vận khí không tốt, nhưng đối với người dân mà nói có thể chính là một cơ hội.
Anh thường nghe người khác nói, năm 2019 có khả năng là một năm tồi tệ nhất của ĐCSTQ, cũng có khả năng là một năm tốt nhất trong 30 năm tới. Có rất nhiều người giữ thái độ bi quan này. Bởi vì các loại ảnh hưởng như chiến tranh thương mại chẳng hạn, tình hình kinh tế Đại Lục trượt dốc vô cùng nghiêm trọng.
Năm 2019 đối với ĐCSTQ mà nói, dù sao cũng là một thời điểm quan trọng. Đối với chính phủ mà nói là không tốt, đối với người dân mà nói thì có thể là một cơ hội.
Anh có 2 nguyện vọng, một là cuộc đấu tranh của người Hồng Kông có thể kiên trì đến cuối cùng, có thể kiên trì đến thắng lợi. Hai là nhờ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, để dẫn động phong trào dân chủ Đại Lục, để nhiều người Đại Lục biết được chân tướng, đứng lên phản kháng ĐCSTQ. “Có một ngày chúng ta có thể quang minh chính đại ở ngoài đường phố mà nói những gì chúng ta cần nói, thảo luận những việc mà chúng ta cần thảo luận, xua đuổi chính quyền ĐCSTQ.”
>> Biểu tình Hồng Kông là điểm kích hoạt cho sự sụp đổ của ĐCSTQ?
Anh còn nhìn thấy ở rất nhiều nơi ở Hồng Kông có câu “Trời diệt Trung Cộng”, cả ở trên tường, trên cầu vượt, bồn hoa, và các tấm biển mà người biểu tình giơ lên.
“Tôi nghĩ ‘Trời diệt Trung Cộng’ đã không còn chỉ là một câu khẩu hiệu, nó là sự tượng trưng.” Anh nói, những chữ này anh đều đã thấy ở Trường Xuân, Thẩm Dương, Hà Bắc, Bắc Kinh và Quảng Châu.
“Trời diệt Trung Cộng” chính là từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền đến nay, đã làm nhiều điều ác, trời muốn tiêu diệt ĐCSTQ.
Trí Đạt (Theo Epoch Times)
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…