Vụ người Trung Quốc đâm 2 người Nhật Bản bị thương và 1 phụ nữ Trung Quốc tử vong ở Tô Châu vẫn đang thu hút sự chú ý. Gần đây, trên mạng loan truyền thông tin nội bộ nói rằng cô Hồ Hữu Bình, người đã tử vong trong quá trình cấp cứu tại bệnh viện, là vì “cấp trên ra lệnh phải hy sinh cô Hồ”, thấy chết không cứu, hung thủ thực sự sát hại cô chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngày 28/6, tài khoản “La Tường” (@LUOXIANGZY) trên mạng xã hội X đã đăng bài nói rằng thông tin nội bộ phơi bày việc chính quyền ĐCSTQ vì để dập tắt khủng hoảng ngoại giao do vụ người Trung Quốc tấn công người Nhật Bản gây ra, nên đã cố ý hy sinh cô Hồ Hữu Bình, người đứng ra cản đường hung thủ vì trách nhiệm và bảo vệ an toàn cho xe trong vụ việc.
Dòng tweet chỉ ra rằng trong quá trình cấp cứu tại bệnh viện, một lượng lớn cảnh sát đã tuần tra gần đó. Ngay sau khi lãnh đạo đến bệnh viện, ông đã thông báo cho tất cả các nhân viên y tế không liên quan dọn dẹp khu vực nơi cô Hồ Hữu Bình được cấp cứu. “Sau đó cấp trên ra lệnh phải hy sinh cô Hồ! Để giảm bớt áp lực dư luận mà ĐCSTQ phải đối mặt!”
Về vấn đề này, tài khoản X “William Cao” cho biết: “Tôi tin đó là sự thật. Chấn thương chủ yếu gây chảy máu nhiều và sau đó là sốc xuất huyết. Chỉ khi tim và động mạch chủ bị tổn thương và không có thời gian cứu chữa thì người đó mới chết. Cô ấy đã nhập viện được vài ngày nên về cơ bản sẽ không thể chết. Tình trạng cơ bản của bệnh nhân chấn thương là rất tốt và họ thường hồi phục rất nhanh. Quay trở lại vấn đề, chỉ thị kiểu này của lãnh đạo không có bức tường kín nào, có quá nhiều nhân viên y tế nên sớm muộn sẽ bị lộ ra.”
Chủ tài khoản X “Gu Feng” cũng để lại bình luận: “Cô Hồ bị đâm là một chấn thương thể chất đột ngột theo quan điểm y tế. Ngoài vết thương ở tim có thể gây tử vong ngay lập tức, các vết thương ở nội tạng và cơ, thịt khác chỉ cần tiếp máu kịp thời và xử lý vết thương thì thông thường sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi bị thương, cô ấy đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Nếu không có ám thị của cấp trên thì cô ấy sẽ không chết. Cái chết của cô Hồ chắc chắn là do bệnh viện đã nhận chỉ thị của cấp trên, để giảm thiểu ảnh hưởng sóng gió chính trị của sự việc!”
Một số cư dân mạng còn bình luận:
“Nếu là sự thật thì câu chuyện người Trung Quốc dũng cảm cứu trẻ em Nhật Bản có thể được giải thích, nhưng phần tiếp theo không phải là kịch bản này, nó thể hiện đầy đủ rằng trên ngu dưới ngốc.”
“ĐCSTQ làm đủ mọi tội ác và giết người khi cần thiết để duy trì sự ổn định.”
“Bị làm cho chết rồi!”
“Mọi thứ đều là công cụ trong mắt ĐCSTQ”, v.v.
Vào ngày 24/6, một người đàn ông Trung Quốc đã đâm 2 mẹ con người Nhật Bản tại trạm xe buýt Trung tâm Tân Địa, trên đường Tháp Viên, Khu công nghệ cao Tô Châu. Khi đó, cô Hồ Hữu Bình, một công dân Trung Quốc, đã bước tới ngăn cản. Cô bị hung thủ đâm nhiều nhát và bị thương nặng, đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi cô Hồ Hữu Bình qua đời, các chủ đề liên quan thường xuyên xuất hiện trên danh sách tìm kiếm nóng của Weibo, nhiều cư dân mạng ca ngợi cô là một “anh hùng bình dân”, “người phụ nữ dũng cảm và vĩ đại”.
Theo trang “Quan sát Dân sinh” (Minsheng Guancha), người dân Tô Châu đã đưa con đến đặt hoa tại bến xe buýt nơi cô Hồ Hữu Bình bị đâm dẫn đến tử vong, nhưng bị hàng chục cảnh sát mặc thường phục cản trở, gây khó khăn. Công dân Tô Châu tên Thành Hoài Sơn (Cheng Huaishan) đã bị cảnh sát triệu tập vì chia sẻ thông tin về vụ tấn công người Nhật Bản lên mạng. Anh cho biết cảnh sát đã yêu cầu anh viết cam kết “không chú ý đến vụ của cô Hồ, người đã dũng cảm hy sinh vì việc nghĩa”.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc đã đăng một đoạn video ngắn về lá cờ rủ trên mạng xã hội weibo chính thức vào khoảng 10h sáng ngày 28/6 với dòng chữ: “Người phụ nữ Trung Quốc dũng cảm cứu hai mẹ con Nhật Bản đã qua đời”. Bài đăng có nội dung:
“Thật sốc khi biết tin bà Hồ Hữu Bình không may qua đời. Sứ quán Nhật Bản vô cùng thương tiếc sự ra đi của bà. Bà Hồ Hữu Bình đã một mình bảo vệ những phụ nữ và trẻ em vô tội khỏi tay kẻ ác. Tin rằng lòng dũng cảm và lòng tốt của bà cũng đại diện cho người phần lớn người dân Trung Quốc. Chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đối với những việc làm chính nghĩa của bà Hồ, mong bà yên nghỉ.”
Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đây chỉ là một “sự cố ngẫu nhiên” giống như vụ đâm 4 giáo viên người Mỹ ở Cát Lâm. Tuy nhiên, sau khi cô Hồ Hữu Bình qua đời, hôm 28/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh trong cuộc họp báo thường kỳ, nói rằng hành vi của cô Hồ Hữu Bình “phản ánh lòng tốt và sự dũng cảm của người dân Trung Quốc”.
Đáp lại điều này, một số cư dân mạng đã để lại bình luận nói rằng: “Cô Hồ không phải được các người đào tạo ra, nên không cần phải giả vờ. Còn hung thủ mới là ‘người nhà’ của các vị.”
Cũng có người nói: “Hung thủ là đại diện cho sự hung ác và hèn nhát của ai?”
Sau vụ tấn công người Nhật Bản ở Tô Châu, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ và báo cáo của cảnh sát không đề cập đến việc xe bị tấn công là một chiếc xe buýt trường học của Nhật Bản, hay cô Hồ Hữu Bình là người phục vụ đón tiếp trên xe. Một cư dân mạng Đại Lục đã đăng một bài viết nói rằng anh ta đã vượt tường lửa và đọc bản báo cáo đầy đủ trên Yahoo Japan, mới phát hiện ra rằng xe buýt chở đầy trẻ em Nhật Bản, hung thủ muốn đột nhập vào xe buýt của trường để hành hung, nhưng bị “giáo viên cản ở cửa xe buýt”, khiến anh ta không đạt được ý đồ nên đã đâm chết giáo viên.
Bài báo cho rằng vì hai mẹ con người Nhật chưa lên xe nên hung thủ đã quay sang sát hại họ để trút giận. Báo chí trong nước của Trung Quốc đã lược bỏ phần đầu, “chỉ nói với các bạn rằng người Nhật bị đâm, và vết thương nhẹ”, thực tế nếu không có giáo viên kia “chắc chắn sẽ là một bi kịch + tin tức hàng đầu quốc tế, không thể đánh giá thấp những sóng gió sau đó”.
Hành động của cô Hồ Hữu Bình đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngoại giao có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông Akio Yaita, một nhà truyền thông cấp cao của Nhật Bản và là chuyên gia về quan hệ Trung – Nhật, sinh ra ở Trung Quốc, nói với VOA ông tin rằng mặc dù công dân Nhật Bản bị thương ở Trung Quốc lần này, nhưng những gì cô Hồ Hữu Bình làm đã góp phần vào sự phát triển tích cực của quan hệ Trung – Nhật ở một mức độ nhất định.
Ông Akio Yaita nói: “Hãy tưởng tượng rằng nếu không có sự hiện diện của cô ấy, nếu nhiều trẻ em Nhật Bản bị đâm chết, nó sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao Trung – Nhật rất lớn, bởi vì sự tồn tại của cô ấy thực sự đã cứu nguy cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản”.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…