Người điều tra vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở TQ phải bỏ trốn đến Mỹ

Vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu, Trung Quốc làm rúng động dư luận trong và ngoài nước, kéo theo làn sóng lên án nạn buôn bán và ngược đãi phụ nữ tồn tại từ lâu dưới các chính sách của nhà cầm quyền. Mới đây, Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian), cựu nhà báo, người từng công bố video vạch trần kết luận của chính quyền về vụ án này là không đúng sự thật, đã phải lưu vong đến Mỹ. Khi trả lời phỏng vấn của Epoch Times, anh kể: “Nhiều lần họ để tôi ngồi trên ghế sắt của một tử tù. Chiếc ghế sắt đó rất đáng sợ. Tôi ước tính nó nặng hàng chục kg.”

Cựu nhà báo Triệu Lan Kiện, một trong những người thổi còi trong vụ người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đã phải lưu vong đến Mỹ. (Ảnh do Triệu Lan Kiện cung cấp)

Tối ngày 4/8 theo giờ địa phương tại Mỹ, Triệu Lan Kiện nói với phóng viên Epoch Times rằng những gì anh đã trải qua khi giao tiếp với cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã khiến anh quyết tâm ra nước ngoài. “Môi trường thật tệ, tôi là con người, tôi có thể dùng chân bỏ phiếu.”

Anh nhớ lại rằng thứ mà quốc an điều tra quá chi tiết, tất cả những gì đã trải qua trước đây, điều mà họ biết và không biết cũng đều phải hỏi một lượt.

“Tất cả mọi thứ, bạn gái cũ của tôi, tình trạng hôn nhân, tình trạng con cái, bố mẹ tôi ở đâu, họ hàng ở nhà, anh ta đều phải ghi lại tất cả. Tôi chưa từng trải qua những chuyện như thế này, và tôi rất lo lắng. Nhưng nói chung, họ không hề ra tay đánh tôi, vì họ cũng biết rằng tôi có quen biết với một số người quốc tế, như tổng thống, chuyên viên tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”

Triệu Lan Kiện tiết lộ rằng vào ngày 10/5, anh đã bị Cảnh sát An ninh Quốc gia ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc giam giữ và thẩm vấn bất hợp pháp, đồng thời cưỡng đoạt điện thoại di động và cưỡng chế phá mật khẩu để sao chép dữ liệu, trong đó liên quan đến thông tin riêng tư cá nhân, bao gồm cả mật khẩu tài khoản ngân hàng.

“Khi đó tôi đặc biệt tức giận và sợ hãi. Nhưng khiếu kiện khắp nơi đều không được. Tôi đã gọi đến số điện thoại giám sát của cảnh sát tỉnh Hà Bắc, số điện thoại của cảnh sát thành phố Bắc Kinh, số điện thoại tố cáo của Viện Kiểm sát Tối cao, số điện thoại tố cáo của Bộ Công an, nhưng không có phản hồi hoặc giúp đỡ công lý.”

“Mỗi lần thẩm tra tôi, đều mất nhiều thời gian, khoảng gần 5 tiếng đồng hồ trở lên, còn có một hôm, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ tối mới về. Dù là cảnh sát Bắc Kinh hay Hà Bắc, họ không làm thủ tục cho tôi, không có thủ tục nào cả. Tôi muốn thuê luật sư, hoặc lấy điện thoại di động để ghi lại, nhưng họ không cho phép”, Triệu Lan Kiện nói.

Triệu Lan Kiện nói với Epoch Times rằng anh từng làm phóng viên, chủ biên, phó tổng giám đốc của nhiều kênh truyền thông nổi tiếng ở Đại Lục, và là thành viên của Hiệp hội nhiếp ảnh gia Trung Quốc. Trong sự nghiệp viết lách và nhiếp ảnh của mình, anh từng theo dõi các vấn đề như nạn bỏ rơi trẻ sơ sinh của tầng lao động cấp thấp ở thành phố Bắc Kinh, trẻ em từ các gia đình nghèo đi học, sa mạc Tengger bị ô nhiễm bởi các nhà máy hóa chất, và nạn nhân của bức xạ hạt nhân. Cùng với việc kiểm soát báo chí Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt, anh bỏ tất cả vào năm 2014 để nghiên cứu thực địa trong và ngoài nước.

Sau khi trở về Trung Quốc vào năm 2019, Triệu Lan Kiện bị kẹt ở nhà do phong toả dịch bệnh. Cho đến khi xuất hiện vụ “người phụ nữ bị xích cổ”, anh không thể ngồi yên.

Vụ việc người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu bị phanh phui vào cuối tháng 1/2022 đã gây ra một cuộc đấu tranh quan dân hiếm hoi. Sự chú ý của Internet vào thời điểm đó đã vượt qua Thế vận hội mùa đông vô cùng tốn kém của Bắc Kinh. Trong vụ việc, “người phụ nữ bị xích cổ”, người được cho là đã sinh 8 đứa con và bị người đàn ông xích lại trong một căn nhà dột nát. Người phụ nữ này bị bắt cóc và bán khi còn nhỏ, cô bị ngược đãi vô nhân đạo như bị cưỡng hiếp tập thể, bị đánh thuốc mê, và bị nhổ răng, dẫn đến rối loạn tâm thần.

Mặc dù dư luận chắc chắn “người phụ nữ bị xích cổ này” có tên là Lý Oánh, một cô gái Tứ Xuyên trông rất giống cô và bị bắt cóc năm 12 tuổi, nhưng trong thông báo thứ 5 của chính quyền tỉnh Giang Tô đưa ra vào ngày 23/2 đã “định tính” về sự việc: Người phụ nữ bị xích cổ là Dương X Hiệp, chính là Tiểu Mai Hoa ở thôn Á Cốc, huyện Phúc Cống, tỉnh Vân Nam. Đồng thời còn nói rằng Lý Oánh trong vụ việc không tồn tại. Thông báo còn cho biết: “Xét nghiệm và so sánh DNA tổng hợp, xem xét sổ hộ khẩu Vân Nam của Tiểu Mai Hoa, và đến tận nơi điều tra, đã nhận định rằng Dương X Hiệp (người phụ nữ bị xích cổ) chính là Tiểu Mai Hoa.”

Hình ảnh Tiểu Mai Hoa (trái) và người phụ nữ bị xích cổ (phải), chính quyền nói là cùng một người. (Ảnh tổng hợp)
Hình ảnh so sánh người phụ nữ bị xích cổ và Lý Oánh. (Ảnh cắt từ video)

Trong khi kết luận của chính quyền tiếp tục bị nghi ngờ, vào cuối tháng Hai, một video có tiêu đề “Cậu của Tiểu Mai Hoa phủ nhận người phụ nữ bị xích cổ là Tiểu Mai Hoa” được lan truyền trong và ngoài Trung Quốc, đã trực tiếp phủ định sự “định tính” của chính quyền đối với vụ án người phụ nữ bị xích cổ này.

Triệu Lan Kiện, người chụp ảnh khi đó đã trả lời ẩn danh phỏng vấn của Epoch Times, tiết lộ rằng anh đích thân đến Vân Nam thăm cậu của Tiểu Mai Hoa. 

Vào ngày 10/2, Triệu Lan Kiện đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến Vân Nam và ở lại huyện Phúc Công gần một tháng, anh đã đến thăm và giúp đỡ gia đình của những người bị bắt cóc và bị bán, trong khoảng thời gian này, anh đã tìm thấy cậu của Tiểu Mai Hoa. Cậu của Tiểu Mai Hoa đã phủ nhận rằng người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu là người thân của mình. Triệu Lan Kiện có được video tư liệu hiếm hoi, và đăng lên mạng Sina, sau đó video đã bị xoá, nhưng nó đã được lan truyền ra ngoài Trung Quốc.

Trước Triệu Lan Kiện, 2 nhà báo công dân đã đến làng Yá Cốc và làng Phổ Lạc (ngôi làng nơi cậu của Tiểu Hoa Mai sống) của thị trấn Phỉ Hà để phỏng vấn người thân, bạn bè và dân làng địa phương của Tiểu Mai Hoa. Anh đã đăng một bài viết “Tìm kiếm Tiểu Mai Hoa”, chỉ ra rằng việc chính quyền Từ Châu nhận định thân phận của Tiểu Mai Hoa là có tồn tại những nghi vấn lớn. Hai nhà báo công dân sau đó đã bị bịt miệng.

Triệu Lan Kiện nói với Epoch Times vào ngày 4/8 rằng anh là “người phỏng vấn và nắm giữ duy nhất công bố video bằng chứng cho công chúng, và cũng là nhân chứng hiện trường của vụ việc”. 

Anh nói rằng trong thời gian sắp tới, anh sẽ làm việc với những người bạn ở Mỹ để lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân của chính quyền ĐCSTQ.

Triệu Lan Kiện cho biết vào ngày 30/3, anh đã gửi đoạn video “Cậu của Tiểu Mai Hoa phủ nhận người phụ nữ bị xích cổ là Tiểu Mai Hoa” và gửi thư cho Bộ Công an ĐCSTQ, Viện kiểm sát tối cao, Công an tỉnh Giang Tô, Viện kiểm sát tỉnh Giang Tô, Cục Công an thành phố Từ Châu, nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào.

Triệu Lan Kiện đã phải trả giá đắt vì nhận trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài. Theo tự thuật của anh, công an, an ninh quốc gia, ủy ban khu phố và các nhân viên khác từ 5 tỉnh, thành phố, bao gồm Vân Nam, Giang Tô, Bắc Kinh, Hà Bắc, nơi anh từng ở và đăng ký hộ tịch, lần lượt đàn áp anh. Từ việc gọi điện yêu cầu anh ngậm miệng, đến thời gian thẩm vấn im lặng, cho đến những cuộc thẩm vấn dài dòng. 

Triệu Lan Kiện đề cập rằng vào ngày 15/4, anh bị đưa đến Sở Công an để thẩm vấn bởi một nhóm cảnh sát từ tỉnh Hà Bắc và 3 cảnh sát hình sự từ Từ Châu, Giang Tô. Vào ngày 10/5, anh lại bị Công an tỉnh Hà Bắc và An ninh Quốc gia tạm giữ và thẩm vấn, trong thời gian này, điện thoại di động của anh đã bị đánh cắp, mật khẩu bị bẻ khóa để lấy thông tin cá nhân của anh. Tình hình cụ thể đã được nêu ở trên.

Vào đầu tháng Năm, ủy ban khu phố, bộ phận phòng chống dịch bệnh, công an và an ninh quốc gia ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, đã gọi điện cho Triệu Lan Kiện nhiều lần, yêu cầu anh rời khỏi địa phương. Cuối cùng anh đã chuyển sang chạy trốn từ Trung Quốc sang Malaysia và đến Mỹ vào tháng Bảy.

Liên quan đến việc Triệu Lan Kiện, người tham gia cuộc điều tra vụ người phụ nữ bị xích cổ, bị chính quyền đàn áp, phóng phóng viên của Epoch Times rằng đã gọi điện cho Cục Công an Giang Tô để xin bình luận vào sáng ngày 6/8, theo giờ Bắc Kinh. Khi phóng viên đề cập đến “người phụ nữ bị xích cổ”, nhân viên trả lời điện thoại ngay lập tức nói lấy thông báo của chính quyền làm thông tin chuẩn, và từ chối trả lời rồi cúp máy, gọi lại cũng vậy. Sau đó, phóng viên đã gọi điện cho Công an tỉnh Hà Bắc nhiều lần, nhưng không có người nghe điện.

Theo Hải Chung, Hiểu Hoa / Epoch Times

Hải Chung, Hiểu Hoa

Published by
Hải Chung, Hiểu Hoa

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago