Categories: Kinh tếTrung Quốc

Nhà đầu tư Trung Quốc liên tục đổ vào quỹ nước ngoài để tránh rủi ro

Tốc độ phục hồi kinh tế Trung Quốc chững lại đã khiến các nhà đầu tư trong nước mất niềm tin và liên tiếp đầu tư vào thị trường vốn nước ngoài. Tuy nhiên, dòng tiền này chảy ra ngoài khiến chính quyền Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc ổn định tỷ giá Nhân dân tệ.

(Nguồn: imtmphoto/ Shutterstock)

Theo báo cáo của Reuters, tiền từ nhà đầu tư tư nhân của Trung Quốc đang đổ vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF, Exchange Traded Fund) và quỹ tương hỗ theo chế độ Nhà đầu tư tổ chức trong nước đủ điều kiện (QDII). Đây một trong số ít cách mà tiền của Trung Quốc Đại Lục có thể đầu tư ra nước ngoài.

Các nhà phân tích chỉ ra, cùng với việc nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại mạnh mẽ, những người đầu tư vào các sản phẩm QDII không còn hài lòng với việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Hồng Kông mà đang tìm kiếm các nguồn vốn cho phép họ tiếp cận các thị trường Mỹ, Nhật Bản và thậm chí cả thị trường mới nổi như Việt Nam và Ấn Độ.

Theo dữ liệu từ Morningstar, tính đến ngày 17/8, Trung Quốc đã phát hành kỷ lục 38 quỹ QDII trong năm nay, vượt qua con số 31 quỹ phát hành năm 2022.

Ông Ivan Shi, giám đốc nghiên cứu tại Z-Ben Advisors, cho biết: “Nhu cầu đối với chứng khoán Mỹ bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái và tăng mạnh trong năm nay do lợi nhuận tốt. Các quỹ ETF của Nasdaq bán rất chạy.”

Các nhà quản lý quỹ cho biết hạn mức QDII khoảng 165,5 tỷ USD phần lớn đã được sử dụng hết, nhưng vẫn còn nhiều nhu cầu, bởi vì hơn khi các nhà đầu tư trong nước (Trung Quốc) đang tìm kiếm giải pháp thay thế để ứng phó với tình trạng chứng khoán và bất động sản trong nước sụt giảm.

Trong năm qua, tiền Đại lục đã rời khỏi Trung Quốc thông qua các quỹ QDII, Kết nối chứng khoán Thượng Hải – Hồng Kông, Kết nối chứng khoán Thâm Quyến – Hồng Kông và Kết nối trái phiếu, làm phức tạp thêm nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ và khôi phục niềm tin của chính quyền ĐCSTQ.

Chỉ số CSI 300, đo lường các cổ phiếu blue-chip niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến, là một trong những chỉ số chính hoạt động kém nhất thế giới trong năm nay. Sau khi giảm 22% vào năm 2022, chỉ số này tiếp tục giảm khoảng 2% trong năm nay. Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng USD trong năm nay.

Ngược lại với mức tăng 4,3% của Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJI) và mức tăng khoảng 30% của Nasdaq Composite (IXIC).

Các công ty quản lý tài sản nhận thấy rằng Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) đã chậm phê duyệt thêm hạn ngạch QDII, năm nay, cho đến hiện giờ chỉ phân làm 2 vòng phát hành hạn ngạch 5,8 tỷ USD.

Quỹ Tianhong, được Ant Financial hỗ trợ, đã tung ra ba sản phẩm QDII trong nửa đầu năm nay. Quy mô quỹ đầu tư tại Việt Nam đạt mức cao mới trong năm nay.

Quỹ Tianhong, đang lên kế hoạch cho các sản phẩm QDII mới, đã nhận được hạn ngạch QDII mới trị giá 120 triệu USD vào tháng 7, thấp hơn kỳ vọng của quỹ.

Ông Liu Dong, người đứng đầu bộ phận kinh doanh quốc tế của Tianhong cho biết: “Nhiều công ty quản lý tài sản gần đây cảm thấy rằng không có đủ hạn ngạch đầu tư ra nước ngoài và hy vọng có thêm hạn ngạch.”

Bà Becky Liu, người đứng đầu chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Ngân hàng Standard Chartered, cho rằng việc phân bổ hạn ngạch QDII đã chậm lại và các cơ quan quản lý có thể hạn chế đầu tư ra nước ngoài như một phần trong nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ.

Tuần trước, có thông tin cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng trong nước giảm đầu tư trái phiếu ra nước ngoài và giảm dòng vốn chảy ra ngoài.

Bà Becky Liu dự đoán dòng vốn chảy ra ngoài có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, đồng thời cho rằng nó sẽ khác với dòng vốn chảy ra ồ ạt vào năm 2015 do đồng nhân dân tệ mất giá gây ra.

Bà nói: “Dòng vốn chảy ra vào thời điểm đó được thúc đẩy bởi các giao dịch vùng xám. Lần này chủ yếu là thông qua các kênh hợp pháp. Lần này không phải là vốn nước ngoài bán cổ phiếu Trung Quốc mà là các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài.”

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Quỹ đầu tư chứng khoán Trung Quốc (AMAC), tổng quy mô của quỹ tương hỗ QDII lần đầu tiên vượt 400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 54,85 ​​tỷ USD) vào cuối tháng 7. Theo dữ liệu của AMAC, tính đến tháng 7, đã có 255 quỹ tương hỗ QDII trên thị trường.

Bà Desiree Wang, giám đốc điều hành của JPMorgan Asset Management China cho biết: “Về lâu dài, chúng tôi tin rằng sự quan tâm này sẽ tiếp tục do nhu cầu đa dạng hóa toàn cầu của các nhà đầu tư trong nước [Trung Quốc]”.

Vốn nước ngoài rút đi, “đánh bài” trở thành phương thức tìm nguồn đầu tư

Theo báo cáo của Reuters, một phần nguyên nhân khiến trò “đánh bài” trở nên phổ biến là do mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ – đối tác thương mại lớn nhất của nước này, điều này đã hạn chế rất nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đàn áp các lĩnh vực như công nghệ, bất động sản, cũng khiến vốn tư nhân trong nước giảm sút. Giới đầu tư tài chính buộc phải chuyển sang dựa vào đầu tư vào chính phủ.

Các nguồn tin cho biết, việc nắm được cách “đánh bài” có thể giúp các nhà tài chính Trung Quốc xây dựng mối quan hệ với các quan chức có khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các kế hoạch đầu tư của địa phương.

Một người họ Dương (Yang), là một chủ ngân hàng đầu tư, người vận động hành lang chính phủ tài trợ cho các chương trình liên quan đến chất bán dẫn và quốc phòng, cho biết: “Các quan chức thích chơi trò chơi này, vì vậy chúng tôi chỉ chơi cùng họ.”

Vị này nói rằng tại các bàn poker, nơi hàng chục người có thể chơi đến vài giờ, chắc chắn sẽ có tiếng nói chuyện, nhân viên ngân hàng nói. Và sau khi tin tưởng lẫn nhau, các quan chức đôi khi tiết lộ những thông tin hữu ích.

Một doanh nhân họ Hoàng (Huang) cho biết, qua quan sát phong cách chơi bài của một người, thì có thể nhìn ra được tính cách của người đó. Điều này có thể giúp xác định liệu bên kia có thể trở thành đối tác kinh doanh của bạn hay không. Đây cũng là nguyên nhân mà “đánh trứng” đã trở thành trò tiêu khiển ưa thích của các quan chức, nhà điều hành doanh nghiệp.

Ông Dư Long Trạch (Yu Longze), một nhà môi giới chứng khoán ở Bắc Kinh, cũng cho biết trong tháng này, sếp của anh yêu cầu tất cả nhân viên phải học cách “đánh bài”.

“Đánh bài” (tiếng Trung Quốc gọi là guandan) là trò chơi bài 4 người, với 2 bộ bài poker, 2 người 1 nhóm, người chơi phải trấn áp đối thủ bằng loại bài lớn hơn, người nào lật hết quân bài trên tay trước là người chiến thắng, sau đó sẽ tính điểm để nâng cấp. Trên thực tế, trò chơi poker đã xuất hiện ở Trung Quốc hàng vài thập kỷ và chỉ mới trở nên phổ biến gần đây đối với các nhà đầu tư mạo hiểm.

Trí Đạt (t/h)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

9 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

14 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

48 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago